CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN BÀI TẬP THẢO LUẬN
CHƯƠNG II: BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
Bài 1: Tổ chức sinh viên thảo luận ý kiến sau:
Mác và Ăng-ghen cho rằng: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác”
(Trích Hệ tư tưởng Đức)
Hướng dẫn:
Ý kiến trên gồm 3 ý:
- Ngôn ngữ thuộc ý thức xã hội: ngôn ngữ là yếu tố vật chất, tư duy là yếu tố tinh thần. ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị ngôn ngữ và quy tắc ngôn ngữ tồn tại trong lòng một xã hội. Tư duy là các khái niệm, phán đoán, suy đoán. Ngôn ngữ là phương thức biểu đạt của tư duy.
Ngôn ngữ ra đời cùng xã hội loài người, phát triển cùng với sự phát triển xã hội loài người. Con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, duy trì và phát triển xã hội. Ngôn ngữ tham giao hoạt động giao tiếp là điều kiện ngôn ngữ phát triển hoàn thiện hơn.
- Ngôn ngữ tồn tại trong khả năng tiềm tàng ở mỗi người trong xã hội. Ngôn ngữ không phải của riêng ai. Mỗi thành viên trong xã hội đều sử dụng ngôn ngữ của cộng động mình sinh sống như nhau.
- Ý kiến “cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác” là nói đến chức năng của ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Tư duy và ngôn ngữ nảy sinh do nhu cầu giao tiếp của con người.
Bài 2: Từ nhận thức bản chất xã hội của ngôn ngữ, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề chuẩn ngôn ngữ, vấn đề đúng/sai trong dạy Tiếng Việt, cách tổ chức dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học? Cho ví dụ.
Hướng dẫn:
- Chuẩn ngôn ngữ là ngôn ngữ được mọi thành viên trong cộng đồng cộng nhận và thống nhất sử dụng theo quy định chung. Chuẩn ngôn ngữ là cái chung liên quan đế cá nhân sử dụng ngôn ngữ là cái riêng.
- Ngôn ngữ nào cũng có chuẩn mực được quy định trong một quốc gia. Vì thế, ngôn ngữ mang đặc điểm văn hóa từng dân tộc. Cá nhân sử dụng ngôn ngữ mang phong cách riêng, cá tính riêng trên cơ sở tuân thủ cái chung của chuẩn mực ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ có biến đổi nhưng là sự biến đ i từ từ mà không đột biến. Chủ yếu biến đối phương diện từ vựng (lớp từ mới, nghĩa mới, hiện tượng chuyển nghĩa), phương diện ngữ âm và ngữ pháp tương đối ổn định.
- Dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học cần chú ý tuân thủ quy tắc chung, chuẩn mực chung của tiếng Việt. Dạy Tiếng Việt không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo. Dạy Tiếng Việt chú trọng nguyên tắc hướng học sinh tiểu học vào hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt.