logo

Soạn bài: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (siêu ngắn)


Luyện tập

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau : cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.

a. Cái quạt

1. Mở bài:

 Mùa hè  khi nhiệt độ lên cao, thời tiết thường nắng nóng và rất khó chiu. Chiếc quạt trở thanh một phương tiện gắn bó và “cứu hộ” cho mọi gia đình trong thời điểm này.

2. Thân bài:

Phân loại:

+ Quạt tay: quạt mo, quạt giấy, quạt nan, quạt tre,…

+ Quạt máy: quạt trần, quạt treo tường, quạt hơi nước, …..

 Nguồn gốc, lịch sử :

+ Quạt tay ra đời rất sớm, khi mà khoa học kĩ thuật chưa phát triển, con người tự làm ra chiếc quạt một cách thủ công

+ Quạt máy ra đời khi khoa học tiến bộ hơn, chiếc quạt máy đầu tiên ra đời vào đầu thế kỉ XIV (năm 1832) do Omar-Rajeen Jumala phát minh.   

Chất liệu:

 Quạt tay: các vật liệu gần gũi với đời sống như tre, nứa, giấy, mo cau,…..

Quạt máy: dùng nhựa, kim loại dẫn điện

Cấu tạo:

+ Quạt tay: gồm hai bộ phận: gồm phần khung quạt và phần giấy bọc khung

+ Quạt máy: gồm phần khung quạt bao bọc lấy các động cơ bên trong: vỏ quạt, cánh quạt, mô –tơ quạt, bảng điều khiển

Cách sử dụng:

Quạt tay dùng thủ công

Quạt máy chạy bằng điện: Bấm nút chạy tại bảng điều khiển quạt sẽ hoạt động, điều chỉnh tốc độ quạt phù hợp.

 Công dụng:

+ Làm mát

+ Hông khô quần áo khi cần gấp

+ Sử dụng phục vụ một số nhu cầu cần thiết khác

+ Quạt tay dùng phục vụ văn hóa, nghệ thuật

Giữ gìn, bảo quản:

+ Tránh bạt liên tục trong nhiều ngày

+ Không nên sử dụng quạt khi lồng quạt bị tháo

+ Không để quạt ngâm trong nước quá lâu

+ Thường xuyên lau chùi, tránh để bụi bám quá nhiều lên cánh quạt

3. Kết bài: 

Chiếc quạt có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, ngoài ra, nó di vào ca dao dân ca như một nét đẹp văn hóa trong đời sống người dân Việt:

“Một nan, một nan, lại một nan

Đôi bàn tay khéo léo em đan

Gửi cả hồn quê vào nơi ấy!

Kết mối tình thâm chốn nhân gian.”

 b. Cái bút

1. Mở bài: 

Với mỗi một bạn học sinh, chiếc bút trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu mỗi ngày. Mỗi nét chữ in hình lên trang giấy đều nhờ ngòi bút thân yêu, bởi vậy mà thầy cô em thường bảo: “nét chữ là nết người”

2. Thân bài:

 Nguồn gốc, lịch sử:

Trong một lần dạo công viên, Hungari Lazo Biro thấy những đứa trẻ đang chơi bi, có một viên chảy qua vũng nước in lại vệt dài, từ đó ông nảy ý định sáng tạo ra chiếc bút bi. Năm 1930, ông bắt đầu nghiên cứu, đến năm 1938 ông nhận về mình bằng sáng chế Anh Quốc

  Cấu tạo:

        + Vỏ bút: làm từ nhựa cứng hoặc nhựa tổng hợp, dài khoảng 1,5 dm

        + Ruột bút: làm từ nhựa dẻo, ruột chứa mực

        + Bộ phận điều chỉnh và bảo vệ: lò xo, phần bấm, nắp đậy bút

    Phân loại :

        +Theo màu sắc của mực: bút đen, bút đỏ, bút xanh

       +Theo thương hiệu: bút Thiên Long, bút Huy Hoàng,..

       + Theo số lần sử dụng mực: Loại nạp mực một lần và loại nạp mực nhiều lần

   - Nguyên lí hoạt động:

        Viên bi nhỏ được gắn ở phần ngòi bút, khi biết viên bi lăn trên giấy, tạo ra con chữ   

 - Công dụng:

+ Trong học tập

+ Trong công việc văn phòng

+ Sử dụng rộng rãi và phổ biến

- Bảo quản:

+ Tránh để rơi dẫn đến tắc mực

+ Khi dùng xong phải bấm bút hoặc đậy nắp lại

+ Không để bút bị ướt nước

 - Ưu điểm: Tiện dụng, nhỏ gọn, giá thành rẻ, nhiều kiểu dáng đẹp phù hợp với sở thích của từng lứa tuổi .

   - Nhược điểm: Bút dễ hỏng, nhiều loại kém chất lượng ra mực khóc đều, mực dễ bị nhòe

3. Kết bài: 

       Cảm nghĩ của bản thân về chiếc bút thân yêu

c. Cái kéo

1. Mở bài: 

Vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình là chiếc kéo. Tuy nhỏ bé nhưng nó là công cụ hữu hiệu giúp ích cho con người.

2. Thân bài:

- Nguồn gốc, lịch sử:

Những chiếc kéo lò xo xuất hiện từ rất sớm, khoảng 1500 TCN và tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay

- Cấu tạo:

+ Hai thanh kim loại bằng sắt  làm lưỡi kéo, uốn công ở phần đuôi

+ Nhựa bọc lấy phần đuôi để làm tay cầm

- Công dụng : sử dụng trong nhiều ngành nghề

+ Trong may mặc : phục vụ hoạt động cắt, may

+ Trong học tập : cắt thủ công, giấy, hình

+ Trong cắt tóc: cùng chủ nhân của mình tạo ra các kiểu tóc thời thượng

+ Trong công nghiệp: cắt các vật liệu cứng

+ Trong y học: dùng trong các ca mổ, ca phẫu thuật, cắt băng gạc,..

+ Trong sinh hoạt hàng ngày của con người

3. Kết bài: 

Cảm nghĩ của em về giá trị của chiếc kéo.

d. Chiếc nón

1. Mở bài: 

Giới thiệu chiếc nón lá  qua một bài thơ hay câu hát. Khẳng định chiếc nón lá là nét đẹp trong văn hóa dân tộc Việt.

2. Thân bài:

- Nguồn gốc, lịch sử:

Ra đời từ rất sớm, những làng nghề truyền thống về nón lá ở Huế.

- Cấu tạo: nón có hình chóp gồm: khung nón, lá nón, quai nón

- Chất liệu:

 Khung nón làm từ các nan tre được trau chuốt kĩ càng

Lá nón là lá cọ, lá dừa, rơm,…

Quai nón làm bằng vải

- Công đoạn làm nón:

+ Là phẳng lá, cắt lá, xếp lá theo khuôn có sẵn

+ Dùng dây cột chặt nón, trải đều lá trên  khung nón

+ Dùng kim khâu nón

+ Quét dầu bảo vệ nón và tạo thẩm mỹ

- Phân loại :

Phân loại theo nơi sản xuất có nón lá Huế, nón lá Bình Định,…

Phân loại theo chất liệu có nón lá cọ, nón lá dừa, nón lá tơm,….

Theo vùng miền có nón quai thao ở miền Bắc, nón bài thơ ở miền Trung, nón ngựa ở miền Nam

- Công dụng:

+ Người bạn che nắng mưa của người nông dân

+ Quảng bá du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế

+ Phục vụ hoạt động nghệ thuật

+ Làm quà

3. Kết bài: 

Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá quê hương

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads