logo

Soạn bài: Các phương châm hội thoại - tiếp theo (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Các phương châm hội thoại - tiếp theo (siêu ngắn)


1. Phương châm quan hệ

Thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt" dùng để chỉ các tình huống hội thoại mà các vai hội thoại không thực hiện trao - đáp thống nhất một chủ đề, người nói nói một đằng, người kia nói một nẻo. Những tình huống hội thoại như vậy xảy ra thì cuộc hội thoại bị rời rạc, khó hiểu, gây khó chịu cho người muốn truyền đạt, thậm chí có khi cuộc thoại phải chấm dứt.

=> Bài học giao tiếp: Khi giao tiếp, cần tập trung để hiểu và nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc với chủ đề cuộc thoại đang diễn ra.


II. Phương châm cách thức

1.

+ Dây cà ra dây muống: chỉ cách nói dài dòng, khó hiểu, nói lan man từ vấn đề này sang vấn đề khác mà không nêu được trọng tâm vấn đề cần nói

+ Lúng búng ngậm hột thị: chỉ cách nói lúng túng, ấp a ấp úng vì không hiểu rõ vấn đề đang nói hay hiểu sơ sài một cách mơ hồ.

Những cách nói này khiến cho người nghe cảm thấy khó hiểu được nội dung mà người nói muốn truyền đạt, hiệu quả giao tiếp thấp.

=> Bài học giáo tiếp: Khi giao tiếp cần hiểu rõ vấn đề mình đang nói, chú ý nói một cách ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm, rành mạch. Tránh nói mơ hồ khiến người khác hiểu sai ý.

2.

Có thể hiểu câu nói theo hai cách:

 Cách 1: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy - ông ấy nhận định về truyện ngắn

 Cách 2: Những nhận định về truyện ngắn do ông ấy viết 

Để người nghe không hiểu lầm cần phải nói rõ ràng, chính xác: ở đây cần bổ sung thêm một số từ ngữ để câu văn dễ hiểu hơn:

+ Tôi đồng ý với những nhận định đầy sức thuyết phục của ông ấy về truyện ngắn này.

+ Tôi đồng ý với những nhận định sâu sắc mà ông ấy đã viết trong truyện ngắn đầu tay của mình.


III. Phương châm lịch sự

 Trong câu chuyện cả người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy nhận được một cái gì đó từ người kia.

     Vì:

  Với người ăn xin: Ông cảm nhận được sự đồng cảm, yêu thương, tôn trọng mà cậu bé đã dành cho mình.

  Với cậu bé: cậu cũng đã nhận lại được từ ông lời cảm ơn bằng câu nói bình dị. Cậu cũng cảm thấy vui trong lòng vì điều đó

 => Bài học giao tiếp: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác dù họ là ai, địa vị xã hội ra sao, tránh cách nói cộc lốc, vô lễ, thiếu lịch sự.


IV. Luyện tập

1.

Câu tục ngữ a): khuyên chúng ta nên nhanh nhẹn chào hỏi mọi người, chính lời chào giúp con người thấy gần gũi và tôn trọng nhau hơn. Đặt lời ăn tiếng nói cao hơn những vật chất đủ đầy như mâm cỗ.

Câu tục ngữ b): khuyên chúng ta nên ăn nói khéo léo, biết tế nhị, lựa lời mà nói tránh gây tổn thương đến người khác. Lời nói dù không mất tiền bạc để mua nhưng lại mang đến giá trị lớn.

Câu tục ngữ c): khuyên mỗi người nên nhẹ nhàng, tinh tế trong cách ăn nói, người khôn ngoan biết cách làm cho cuộc trò chuyện trở nên vui vẻ, không bị lời qua tiếng lại nặng lời

 => Lời nói trở thành một phương tiện quan trọng trong giao tiếp, cần biết tế nhị, lịch sự, khôn ngoan trong cách sử dụng phương tiện này. Tương tự:

         1) Chim ngôn kéo tiếng rảnh rang

           Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe

         2) Học ăn, học nói,học gói, học mở

2. 

Phép tu từ: nói giảm nói tránh liên quan đến phương châm lịch sự

Ví dụ: Nga học dốt môn tiếng Anh

 Có thể nói: Nga học không được tốt môn tiếng Anh

=> Nói giảm nói tránh nhằm làm giảm sự nặng nề cho vấn đề sắp nói ra

3. 

a. Nói mát -> Phương châm lịch sự

b. Nói hớt -> Phương châm lịch sự

c. Nói móc -> Phương châm lịch sự

d. Nói leo -> Phương châm lịch sự

e. Nói ra đầu ra đũa -> Phương châm cách thức

4.

a) Theo phương châm quan hệ phải nói đúng vào đề tài giao tiếp. Dùng từ "nhân tiện đây xin hỏi" nhằm đưa ra để hỏi về một đề tài khác với đề tài đang giao tiếp mà không gây khó hiểu gây khó chịu cho người nghe

b) Tuân thủ phương châm lịch sự, dùng các từ ngữ này nhằm giảm nhẹ tính chất đụng chạm đến người tiếp nhận -> tế nhị

c) Tuân thủ phương châm lịch sự, tôn trọng người khác khi nói. Báo cho người kia biết rằng họ đã sai khi nói chuyện như thế, cần chấm dứt cách nói đó.

5. Giải thích nghĩa của các thành ngữ.

    + Nói băm nói bổ: nói nhanh, bốp chát -> Phương châm lịch sự

    + Nói như đấm vào tai: nói một cách khó nghe, trái ý người khác -> Phương châm lịch sự

    + Điều nặng tiếng nhẹ: nói nặng lời, tỏ ý không vừa lòng, trách móc -> Phương châm lịch sự

    + Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, vừa muốn nói, vừa muốn không -> Phương châm cách thức

    + Mồm loa tép nhảy: nói một cách đanh đá, tranh lời người khác mà nói -> Phương châm lịch sự

    + Đánh trống lảng: tạo ra một vấn đề khác nhằm lảng tránh vấn đề đang nói -> Phương châm quan hệ

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads