logo

Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (siêu ngắn)


I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

1-2-Đọc-hiểu văn bản

a. Nhan đề "Cây chuối trong đời sống Việt Nam"

+ Đối tượng thuyết minh: cây chuối

+ Nội dung thuyết minh: vai trò của cây chuối trong đời sống của người dân Việt => Cây chuối ở đây được xem xét trong mối quan hệ với đời sống con người.

b. Những câu văn thuyết minh về đặc điểm của cây chuối:

+ Cây chuối rất ưa nước  

+ Chuối phát triển rất nhanh

+ Quả chuối là một món ăn rất ngon

+ Mỗi cây chuối đều có một buồng chuối

c. Câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:

+ Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng.

+ Bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận

+ Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là "con đàn cháu lũ"

+ Chuối trứng cuốc – không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.

+ Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu đến gốc cây

*** Tác dụng yếu tố miêu tả: Giúp đối tượng thuyết minh cụ thể và ấn tượng hơn, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp, sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối dễ dàng hơn. Đồng thời, bài văn thuyết minh có yếu tố miêu tả thêm sinh động, mượt mà hơn.

d. Theo yêu cầu của bài văn thuyết minh, bài trên có thể bổ sung thêm một số công dụng của các bộ phận của cây chuối

- Thân cây chuối:

+ Thân cây chuối non được sử dụng làm món nộm rau ăn trong gia đình hoặc làm rau sống ăn cơm

+ Thân cây chuối già:

./ Sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi trong gia đình như: bò, heo, gà,…

./ Sử dụng làm thuyền bè khi mùa nước lũ

- Lá chuối:

+ Dùng gói bánh chưng, bánh giầy ngày tết

+ Dùng làm thức ăn cho gia súc

+ Lá chuối khô dùng làm rơm nằm cho vật nuôi

- Bắp chuối:

Sử dụng chế biến các món ăn như: canh bắp chuối, bắp chuối xào, bắp chuối luộc, làm nộm,..


II.Luyện tập

1.

- Thân cây chuối có hình dáng giống những trụ cột nhà của các gia đình xưa, da xanh, nhẵn bóng, chứa nhiều nước

- Lá chuối tươi có màu xanh lá mạ, bản to như những chiếc ô khổng lồ che chở những mầm chuối con đang bắt đầu lớn

- Lá chuối khi khô ngả màu nâu đất, lá quăn lại và nhăn nheo,buông mình rũ xuống dọc thân cây, cuống vẫn bám chặt không muốn rời

- Nõn chuối xanh non, đẹp dịu dàng, hương mơn man trong gió nhẹ

- Bắp chuối xinh đẹp và kiều diễm giữa vườn cây tựa búp sen hồng trong nắng nhẹ

- Quả chuối thon dài, cong cong như vầng trăng khuyết

2. Yếu tố miêu tả trong đoạn văn:

"Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống".

3. Các yếu tố miêu tả trong đoạn:

+ Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có các họa tiết đẹp.

+ Hai ông tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục xưa lộng lẫy, có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.

+ Những người tham gia chia làm hai phe, đứng thành một hàng đối nhau, cùng nắm sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre hoặc người đứng sau ôm người đứng trước, còn hai người đứng đầu hàng của hai phe thì nắm tay nhau cho chắc, lấy dấu vạch vôi ở giữa làm mốc được, thua

+ Sau hiệu lệnh, những con thuyền lao vun vút trong tiếng hò reo, cổ vũ và chiêng trống rộn rã đôi bờ sông.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads