(trang 36 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Nhân vật chàng rể đã không tuân thủ phương châm lịch sự. Tuy câu hỏi: "Bác làm việc có vất vả lắm không?" thể hiện được sự quan tâm hỏi han của chàng trai, nhưng đặt trong ngữ cảnh người kia đang ở trên cao phải vất vả trèo xuống để nghe câu hỏi của anh chàng thì là thiếu lịch sự, làm ảnh hưởng đến công việc của họ, khiến họ khó chịu và tức giận.
=> Bài học rút ra: Khi giao tiếp cần căn cứ vào ngữ cảnh, đối tượng, và tình huống giao tiếp để lựa cách nói phù hợp.
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trong các ví dụ về phương châm hội thoại đã phân tích, chỉ có tình huống trong truyện “Người ăn xin” là phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không.
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
+ Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: Lợn cưới áo mới, Quả bí khổng lồ, Có nuôi được không
+ Người ăn xin: phương châm hội thoại lịch sự được tuân thủ.
+ Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn
+ Phương châm hội thoại không được tuân thủ: phương châm về lượng: Câu hỏi của An là hỏi cụ thể vào năm nào máy bay đầu tiên được phát minh nhưng Ba chỉ trả lời vào thế kỉ XX mà không nói năm cụ thể.
+ Ba không tuân thủ phương châm về lượng vì Ba không biết rõ năm cụ thế máy bay đầu tiên ra đời là năm nào, chọn cách nói ấy để đảm bảo phương châm về chất, không nói những gì mà mình chưa xác thực.
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
+ Khi Bác sĩ nói với người mắc bệnh nan y thì phương châm về chất không được tuân thủ. Bác sĩ phải lựa chọn cách nói tránh bệnh tình của người bệnh nhằm giúp họ đỡ lo lắng hơn. Nếu nói ra, người bệnh dễ bị nản lòng, suy sụp tinh thần khiến bệnh chuyển biến nhanh hơn. Đây là cách lựa chọn với mục đích vì người bệnh.
+ Tình huống khác mà không được tuân thủ: Trong chiến đấu, dưới sự tra hỏi của bọn giặc, chiến sĩ cách mạng vẫn một mực im lặng, che giấu hoạt động bí mật của ta.
Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khi nói "Tiền bạc chỉ là tiền bạc" thì phương châm về lượng không được tuân thủ. Nhưng xét theo nghĩa ẩn dụ thì nó chứa đựng một hàm ý mới. Nên hiểu nghĩa: Tiền bạc cũng chỉ là phương tiện trao đổi, mua bán mà thôi, vật chất có quý thật nhưng sau cũng thì tình cảm mới là điều đáng trân trọng nhất.
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
1. Câu trả lời của bố không tuân thủ phương châm cách thức. Vì cậu bé mới năm tuổi không thể đọc chữ được, người bố bảo dưới tập truyện ngắn Nam Cao cậu bé sẽ không xác định được đâu là cuốn sách đó. Vì vậy, với cậu bé đây là câu nói mơ hồ, không rõ. => Vi phạm phương châm cách thức.
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Lời nói của Chân, Tay, Mũi, Mắt: Xét về thứ bậc: Miệng là bậc trên Xét về văn hoá: các thành viên đến không chào hỏi gì đã nói thẳng Xưng hô: chúng tôi - ông => Vi phạm phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ này không nhằm mục đích chính đáng, không có căn cứ.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1