logo

Soạn bài: Các Phương châm hội thoại (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Các Phương châm hội thoại (siêu ngắn)


I. Phương châm về lượng

1.

+ Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng điều An mong muốn biết. Ở đây, An đang hỏi địa điểm học bơi nhưng Ba lại trả lời vị trí học bơi, điều ai cũng biết là bơi ở dưới nước.

+ An nên đưa ra địa điểm mà Ba đi học bơi một cách cụ thể ( Ví dụ: ở biển, ở sông, ở hồ bơi hay một trung tâm thể thao nào đó….

=> Bài học khi giao tiếp: Khi giao tiếp phải nói nội dung đáp ứng điều mà người nghe muốn biết, tránh cách nói thiếu thông tin.

2. 

+ Truyện gây cười vì cách nói của các nhân vật mang mục đích khoe khoang. Dù đang lo lắng cho con lợn bị sổng của mình nhưng anh ta vẫn không quên khoe đó là con "lợn cưới". Dù không thấy con lợn sổng người trả lời vẫn không quên khoe "cái áo mới". Điều đó, tính cách khoe khoang được thể hiện rõ rệt.

+ Lẽ ra anh lợn cưới phải hỏi:

- Bác nãy giờ có thấy con lợn nào chạy qua đây không (có thể thêm một số thông tin như hình dáng, màu sắc,..của lợn)

 Anh khoe áo nên trả lời:

- Từ khi đứng đấy, tôi chưa thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

=> Bài học giao tiếp: Khi giao tiếp tránh cách nói thừa thông tin


II. Phương châm về chất

   Truyện cười phê phán cách nói khoác lác của hai anh chàng. Phóng đại quả bí to như cái nhà, cái nồi to như đình làng là không đúng sự thật.

 => Khi giao tiếp cần tránh nói những thông tin chưa qua kiểm nghiệm. Cần nói đúng sự thật, đúng điều được xác minh.


III. Luyện tập

1. 

a. Nói thừa thông tin:

          Thừa từ "nuôi ở nhà"

  Vì gia súc chính là những vật nuôi ở nhà

b. Thừa thông tin:

Thừa từ “có hai cánh”

 Vì điều hiển nhiên là các loài chim đều có hai cánh cả.

2. 

a. nói có sách, mách có chứng.

b. nói dối

c. nói mò

d. nói nhăng, nói cuội

e. nói trạng

 3. 

Ở đây người hỏi đã vi phạm phương châm về lượng.

+ Câu hỏi "Rồi có nuôi được không?" trong trường hợp này là không cần thiết.

Vì bố anh ta phải sống và trưởng thành mới có thể sinh ra anh ta.  Trong câu nói: "Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!" đã hàm chứa câu trả lời.

4. 

a. Trong lời nói có sử dụng các từ: tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, hình như là, như tôi đã biết... nhằm đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất.

Các từ ngữ này góp phần thể hiển những thông tin sắp nói ra tiếp theo là đã được xác thực chưa hay đó chỉ là sự phán đoán chủ quan của người nói.

b. Người nói thường dùng các từ: như tôi đã trình bày, như mọi người đã biết,.... nhằm tuân thủ phương châm hội thoại về lượng, tránh nói những điều mà nười nghe đã biết dẫn đến thừa thông tin, đồng thời tránh bị trùng lặp ý. Mặt khác, chúng còn có tác dụng làm phương tiện để chuyển ý, nhấn mạnh ý của người nói.

5. 

- Ăn đơm nói đặt: Nói theo cách đặt điều, bịa chuyện tiêu cực về người khác

- Ăn ốc nói mò: Nói theo cảm tính chủ quan, không có căn cứ

- Ăn không nói có: bịa chuyện mà nói, thông tin đưa ra không có thật

- Cãi chày cãi cối: Cố hơn thua với người khác bằng tranh cãi dù lí lẽ đưa ra không đúng đắn

 - Khua môi múa mép: Nói khoác lác, ba hoa.

- Nói dơi nói chuột: Nói linh tinh, thông tin nói chưa xác thực

- Hứa hươu hứa vượn: Hứa suông mà không thực hiện nhằm lấy lòng người khác

=> Các cách nói trên đều vì phạm phương châm về chất. Để đạt hiệu quả giao tiếp cần chú ý, tránh bị vi phạm phương châm hội thoại như trên.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads