1. Phần đọc - hiểu
2. Phần Tiếng Việt
3. Phần Tập làm văn
Phần 1: trắc nghiệm
1 - A |
2 - D |
3 - C |
4 - D |
5 - C |
6 - D |
7 - C |
8 - A |
9 - A |
10 - D |
11 - D |
12 - C |
Phần 2: Tự luận
Câu 1 (trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Ông họa sĩ và cô kĩ sư cũng có một chuyến đi thực tế lên Lào Cai, họ có cơ duyên được gặp thanh niên trẻ hai bảy tuổi làm công tác khí tượng, đo mưa, đo gió. Được lời mời của anh thanh niên, họ về thăm nơi ở và nơi làm việc của anh ta. Ai cũng bất ngờ trước vẻ đẹp trong nếp sống, công việc và tính cách của người thanh niên trẻ. Cuộc gặp gỡ diễn ra có ba mươi phút nhưng để lại nhiều cảm xúc trong lòng mọi người. Chia tay trong niềm tiếc nuối, anh thanh niên gửi tặng những thức quà bình dị cho cô gái trẻ và ông họa sĩ.
Câu 2 (trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1)
a. Dàn ý Thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Mở bài:
Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: Truyện Kiều
Thân bài
1. Thời gian, hoàn cảnh sáng tác của Truyện Kiều
- Sáng tác sau chuyến đi sứ Trung Quốc trở về
- Truyện Kiều được sáng tác dựa trên tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của văn học Trung Quốc
2. Nội dung chính của truyện
Được thể hiện qua các phần:
+ Gặp gỡ, đính ước
+ Gia biến, lưu lạc
+ Đoàn tụ
3. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm
+ Phụ thân và phụ mẫu của Thúy Kiều
+ Thúy Kiều
+ Thúy Vân
+ Vương Quan
+ Từ Hải
+ Kim Trọng
+ Thúc Sinh
+ Mã Giám Sinh
+ Sở Khanh
+Hoạn Thư
+ Tú Bà
+ Các nhân vật khác.
4. Giá trị tư tưởng được thể hiện trong truyện Kiều
- Giá trị hiện thực:
+ Phê phán xã hội phong kiến nhiều bất công, đày ải con người
+ Tố cáo những kẻ bất nhân, coi thường phẩm giá con người
- Giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo xã hội đầy rẫy những thế lực độc ác, đen tối
+ Là tiếng nói thương cảm, xót xa những kiếp người bất hạnh
+ Nói lên những ước mơ về một xã hội công bằng cho nhân dân
5. Giá trị về mặt nghệ thuật
- Ngôn ngữ bình dân và bác học
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tính cách tài tình
- Sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc
- Giọng điệu đầy xót xa, thương cảm
6. Giá trị của truyện Kiều đối với sự phát triển của dân tộc
- Là quốc hồn của dân tộc
- Là biểu tượng của văn học Việt Nam
- Được phổ biến trong các môn nghệ thuật khác: kịch, phim,…
Kết bài
Tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du được thể hiện qua Truyện Kiều
b. Dàn ý kể câu chuyện đáng nhớ của bản thân
Mở bài:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Tình cảm ba mẹ dành cho con cái là vô bờ bến, bao la chẳng quản ngại khó khăn nhọc nhằn. Bên cha mẹ đều là những khoảnh khắc cần được trân trọng. Bởi vậy,những kỉ niệm trong gia đình là điều sâu sắc và đáng nhớ nhất.
Thân bài:
+ Năm đó tôi học lớp 8, tuổi mới lớn cùng những suy nghĩ còn non dại, tôi hay lười biếng và cáu gắt với ba mẹ.
+ Điểm tổng kết cuối năm của tôi dưới 5.0
+ Vừa về đến nhà, thấy mẹ cầm cuốn sổ liên lạc trên tay, tôi đinh ninh chắc chắn sẽ nhận được một trận la vì lực học quá tệ trong thời gian này.
+ Thấy mẹ không nhắc gì đến chuyện cuốn sổ tôi mừng quá đỗi.
+ Khi dọn bữa cơm tối trên bàn ăn, cả nhà cùng nhau ăn cơm, trò chuyện rôm rả, mẹ kể về chị Na con gái bạn mẹ được học bổng du học ở nước ngoài, anh Linh con chú Tuấn vừa đạt giải nhì toán Casio cấp thành phố.
+ Tôi rất giận và đinh ninh rằng chắc là mẹ so sánh họ với mình chứ gì? Mẹ đang hàm ý chê trách mình học kém chứ gì?
+ Tôi tức dận, nổi cáu, đập mạnh bát cơm vừa ăn dở xuống bàn, bỏ lên phòng đóng kín cửa, tôi thoáng thấy giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má mẹ.
+ Vì đói quá nên nửa đêm tôi rón rén xuỗng nhà lục lọi đồ ăn
+Thoáng nghe được câu chuyện của ba mẹ mà chủ đề chính là việc học của tôi.
+Tôi đã hiểu vì sao mẹ đã lo lắng cho tôi như vậy, mẹ vẫn luôn dành cho em sự yêu thương bao la nhất.
+ Hóa ra bấy lâu nay, tôi luôn là người có lỗi, luôn trách lầm mẹ, luôn hỗn láo với mẹ.
+ Niềm ân hận, day dứt trong tôi, bao lâu rồi tôi chưa nói một lời “con yêu mẹ”. “Mẹ ơi, con đã sai rồi, con xin lỗi mẹ ”.
Kết bài:
Đó là một kỉ niệm khá buồn nhưng nó luôn theo tôi mãi đến tận bây giờ. Ngay khoảnh khắc nghe những lời của ba mẹ, tôi biết rằng mình cần trân trọng hơn bao giờ hết tình thương mà cha mẹ dành cho.Tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ cãi lời hay làm mẹ buồn nữa. Chúng ta, những ai còn cha mẹ bên cạnh đó là điều may mắn, hãy yêu thương và trân quý điều đó. Bởi dù sau này, bạn có bao lỗi lầm hay sai trái thì nơi bao dung nhất vẫn là gia đình, đó là nơi mở rộng cánh cửa chào đón bạn, là nơi mà ở đó vòng tay yêu thương chở che của mẹ luôn mong bạn mỗi ngày.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1