logo

Soạn bài: Ôn tập làm văn - tiếp theo (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Ôn tập làm văn - tiếp theo (siêu ngắn)

Câu 7 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Văn bản đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự ở lớp dưới:

  - Giống: Các văn bản đều được sáng tạo nên từ một cốt truyện được xâu chuỗi nên bởi các sự việc, mỗi văn bản tự sự đều có nhân vật, có mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật, mang ý nghĩa giáo dục lớn.

  - Khác :

       + Văn bản tự sự học ở lớp 6 nó tồn tại một cách độc lập, câu chuyện kể hầu như không kết hợp thêm các phương thức khác.

       + Văn tự sự ở lớp 8 có sử dụng phối kết hợp với yếu tố biểu cảm và yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả được dùng để miêu tả về ngoại hình và hành động  của nhân vật.

       + Văn bản tự sự học ở lớp 9 sử dụng phối kết hợp các yếu tố về biểu cảm, nghị luận, miêu tả, chủ yếu là miêu tả nội tâm nhân vật.

Câu 8 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

   + Nó vẫn là văn bản tự sự vì các yếu tố đó chỉ là yếu tố phụ, góp phần vào tạo nên văn bản tự sự có giá trị lớn về hình thức và nội dung.

   - Rất ít có văn bản nào chỉ tồn tại một phương thức biểu đạt duy nhất.

Câu 9 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Câu 10 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần bởi vì: học sinh đang trong thời gian học tập và rèn luyện chứ không phải là những tác giả văn học có kinh nghiệm, giàu kỹ năng và chuyên nghiệp, trong giai đoạn này nên viết một bài văn có bố cục để học hỏi kỹ năng làm văn. Khi học sinh đã làm quen, thành thạo, có đủ vốn hiểu biết và các kỹ năng tốt thì các em mới có thể thay đổi, sáng tạo theo tư duy của mình.

Câu 11 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

   - Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự trong phần Tập làm văn có tác dụng rất lớn trong việc giúp người học hiểu rõ hơn về nội dung mà tác giả muốn truyền đạt và nghệ thuật được tác giả vận dụng của mỗi tác phẩm đọc - hiểu, qua đó thấy được những giá trị lớn của một tác phẩm văn học đích thực.

   - Ví dụ: Khi lựa chọn vai kể trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, tác giả đã sử dụng ngôi thứ nhất qua người bạn thân của ông Sáu để kể chuyện nhắm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện được kể ra.

Câu 12 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

   - Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng giúp em rất nhiều trong viết bài văn tự sự

    + Giúp em nắm vững hơn về bố cục một câu chuyện kể

    + Giúp em học hỏi đươc cách sử dụng ngôn ngữ, cách xây dựng tình huống truyện

    + Giúp em hiểu sâu hơn về những lý thuyết vận dụng yếu tố miêu tả, độc thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận khi đọc tác phẩm, từ đó vận dụng vào bài văn của mình.

Ví dụ: Trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” khi kể chuyện tác giả có sử dụng các yếu tố trữ tình và nghị luận, em có thể học hỏi được cách làm ấy để vận dụng vào để viết sáng tạo một câu chuyện trên cơ sở kiến thức của mình.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads