logo

Soạn bài: Cố hương (siêu ngắn)

icon_facebook

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Cố hương siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 9 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất. 


Soạn bài: Cố hương (siêu ngắn gọn)


Tóm tắt:

Xa quê đã hai mươi năm, “tôi” quay lại quê hương. Đó cũng là lần cuối” tôi” quay về để rời xa làng cũ và chuyển đi đến nơi ở mới sinh sống. Quê hương qua nhiều sự thay đổi khiến tác giả ngậm ngùi chua xót. Hình ảnh chị Hai Dương, anh Nhuận Thổ,… tât cả đều không còn như trong kí ức đẹp đẽ của tác giả xưa kia, họ trở thành những con người khác, nghèo khổ và túng quẫn. Chuyến đò rời quê mang theo bao nỗi niềm của “tôi” về hiện tại, cả những mong đợi, nỗi niềm về tương lai cho một xã hội tươi sáng hơn.


Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu...làm ăn sinh sống): Nỗi lòng của “tôi” trên đường về quê để từ giã quê hương.

   - Phần 2 (tiếp... đi sạch trơn):  Những đổi thay của con người quê hương qua cảm nhận của “tôi” trong những ngày ở quê

   - Phần 3 (còn lại): Nỗi niềm của “tôi” trên chuyến đò cuối xa quê


Hướng dẫn Soạn bài

Câu 2

- Truyện có hai nhân vật chính là : Nhân vật “tôi “ và Nhuận Thổ.

- Nhân vật trung tâm là nhân vật Nhuận Thổ

Bởi vì nhân vật này được khắc họa rất rõ sự đổi thay theo thời gian, thông qua đó, tác giả cho thấy rõ những sự đổi thay của quê hương mình so với trước đây.

Câu 3

- Để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ , tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật sau:

+ Nghệ thuật so sánh: so sánh hình ảnh ở hiện tại với  hình ảnh ở quá khứ

+ Nghệ thuật tương phản: Sự tương phản trong phẩm cách, ngoại hình của nhân vật: Trước đây là một cậu bé khỏe mạnh, đầy hiểu biết, nhanh nhẹn và vô cùng thông minh thì giờ đây lại già nua, chậm chạp, đần độn và mụ mẫm.

- Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến các sự thay đổi:

Con người:

+ Thím Hai Dương thay đổi cả về ngoại hình và tính cách: Không còn xinh đẹp, duyên dáng như trước, tính cách cũng tham lam, xấu xa hẳn đi.

+ Mẹ mang nét tâm trạng vừa mừng vừa buồn thương

Cảnh vật:

+ Cảnh buồn bã, hiu quạnh: Mấy cọng rơm phất phơ trên mái ngói

+ Nhiều gia đình dọn đi, không khí càng trống trải, thê lương hơn

=> Qua sự miêu tả đó, ta thấy được một nỗi thất vọng tràn ngập trong lòng tác giả, dù rất yêu quê hương mình, nhưng càng chứng kiến sự đổi thay cả cảnh vật và con người của quê hương tác giả càng càng ngậm ngùi, buồn bã. Một thái độ phê phán hiện thực đang bị xuống cấp nghiêm trọng của xã hội lúc bấy giờ.

Câu 4 

+ Đoạn b) Dùng phương thức miêu tả là chủ yếu. Thông qua đó tác giả muốn khắc họa sự đổi thay của Nhuận Thổ và thấy được sự vất vả và túng quẫn của Nhuận Thổ lúc bấy giờ.

+ Đoạn a) Dùng phương thức tự sự là chủ yếu, ngoài tự sự tác giả còn dùng phương thức biểu cảm. Sự kết hợp đó góp phần thể hiện tình cảm của tác giả với người bạn của mình: rất đỗi trân trọng và thương nhớ, luyến tiếc khi phải chia xa bạn.

+ Đoạn c) Chủ yếu dùng phương thức nghị luận, tác giả muốn nói những lên những suy nghĩ, cảm nhận của về cuộc sống, về con người và cả những niềm mong đợi một cuộc sống mới cho những đứa trẻ .

Các bài viết liên quan truyện Cố hương:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads