logo

Soạn bài: Chiếc lược ngà (siêu ngắn)

icon_facebook

Hướng dẫn Soạn bài Chiếc lược ngà siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 9 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Soạn bài: Chiếc lược ngà (siêu ngắn gọn)


Tóm tắt:

Xa gia đình của mình ra chiến trường đã tám năm ròng, ông Sáu được đơn vị cấp phép trở về thăm nhà. Niềm háo hức được gặp con luôn trào dâng trong lòng ông, nhưng khi hai cha con gặp nhau Thu đã không nhận ra cha mình, ông Sáu hụt hẫng vô cùng. Những ngày sau đó dù đã cố gắng quan tâm con, yêu thương con nhưng bé Thu vẫn một mực từ chối đi tình yêu thương ấy, với em lúc đó, ông Sáu là người xa lạ. Khi được bà giải thích về nguyên nhân của vết thẹo dài trên má ba, Thu hiểu và thương ba nhiều hơn, trước lúc ông Sáu vào lại chiến trường em nhận ba, chạy đến ôm hôn ba. Tại nơi căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu thương của mình tỉ mẩn làm chiếc lược ngà cho con gái, nhưng trong một trận đấu, ông Sáu đã hy sinh. Trước lúc ra đi, ông gửi gắm chiếc lược ngà bấy lâu cho người đồng đội nhờ trao tận tay cho bé Thu.


Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu...từ từ tuột xuống): Cảnh hai cha con gặp nhau sau bao ngày xa cách và tình cảm của bé Thu với cha trong những ngày ông Sáu ở lại nhà.

- Phần 2 (còn lại): Chiếc lược ngà yêu thương và sự hy sinh của ông Sáu.


Ý nghĩa nhan đề

Soạn văn 9 siêu ngắn: Chiếc lược ngà | Soạn văn 9


Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1 

Các tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động về tình cha con trong truyện là:

- Tình huống 1: hai cha con ông Sáu gặp nhau sau nhiều năm xa cách, những tưởng sẽ vui mừng khôn xiết và nghe tiếng gọi cha từ bé Thu nhưng trớ trêu thay em lại không nhận ra ba mình.

- Tình huống 2: Thu nhận ra ba và cuộc chia tay đầy xúc động

- Tình huống 3: Nhớ lời hứa tặng cho con cây lược ngà, ông Sáu nỗi mong nhớ và yêu thương con bấy lâu ông dồn hết vào làm cây lược ấy để tặng con. Đau đớn thay anh lại hy sinh nơi chiến trận, đành gửi lại cây lược ngà nhờ người đồng đội trao tận tay cho bé Thu.

Câu 2 

** Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha khi ông Sáu được về phép:

+ Những ngày chưa gặp ba: Bé Thu chỉ được nhìn thấy ba qua bức hình ba chụp với má, hình ảnh người ba trong hình luôn in sâu vào trong tâm trí em

+ Ngày gặp lại ông Sáu:   

    - Khi nghe gọi tên, bé giật mình và tròn mắt nhìn, chớp mắt, mặt bỗng tái đi

    - Vụt chạy và kêu thét lên với má

+ Những ngày ông Sáu ở nhà:

    - Em từ chối sự yêu thương, những quan tâm mà ông Sáu dành cho mình bởi với em lúc đấy, em không chấp nhận một ai khác ngoài người cha trong bức ảnh.

    - Không chịu gọi “ba”

    - Chạy sang nhà ngoại.

+ Khi nhận ra cha qua lời ngoại

    - Trở về cùng ngoại chia tay ba trong nỗi buồn rầu, xôn xao

    - Cất tiếng goi “Ba...a..a..ba” bằng tất cả tình yêu, niềm ân hận và sự kính trọng

    - Dang hai tay ôm lấy cổ ba, hôn lên tóc, lên cổ và cả vết thẹo dài trên má ba

    - Dặn ba mua cho Thu cây lược ngà

** Tính cách của bé Thu:

 + Thơ ngây và hồn nhiên

 + Có chút ương ngạnh, bướng bỉnh

 + Sâu thẳm là một cô bé ngoan ngoãn, hiểu chuyện và có một trái tim yêu thương cha vô bờ bến

** Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả: Đặt nhân vật vào những hoàn cảnh hoặc tình huống để thể hiện những hành động, dòng cảm xúc, tính cách, tâm lý của nhân vật. Bé Thu từ ngạc nhiên, sợ hãi đến lạnh lùng, bướng bỉnh và cuối cùng cảm xúc yêu thương được dâng trào mãnh liệt. 

Câu 3 

**Tình cảm sâu đậm của ông Sáu đối với con được thể hiện qua các chi tiết:

+ Ngày trở về gặp con:

  -  Nôn nao trong lòng, mong được nghe tiếng “ba” từ cô con gái bé bỏng

  -  Đang ở trên xuồng trông thấy con, liền nhún chân nhảy thót lên đến bên con

  -  Khi Thu chạy đi, ông đứng sững lại, nỗi đau đớn hiện lên khuôn mặt đáng thương

+ Những ngày bên con:

Luôn cô gắng bù đắp cho bé Thu, dành cho bé Thu sự vỗ về và yêu thương nhất

+ Ngày chia tay:

Ôm Thu vào lòng tha thiết, hứa tặng em chiếc lược ngà.

+ Nơi chiến trận:

    - Vui mừng khi nhặt được khúc ngà voi

    - Thận trọng, tỉ mẩn khắc từng chiếc răng lược

    - Những đêm nhớ con da diết, ông lấy chiếc lược ngà ra ngắm

+ Trước lúc hy sinh, nhớ đến con, gửi chiếc lược ngà để trao cho con

** Nét đẹp trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng:

+ Yêu thương gia đình và con cái, ông giành hết tình yêu thương của mình cho con gái

+ Sẵn sàng gác lại những tình cảm riêng tư để làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc, đất nước

+ Là một người trách nhiệm với công việc

+ Sự hy sinh đầy cao quý cho dân tộc

Câu 4 

- Truyện được kể qua lời trần thuật của người bạn, người đồng đội của ông Sáu: “tôi”

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

- Tác dụng của cách chọn vai kể:

+ Câu chuyện được kể chân thực và khách quan hơn bằng điểm nhìn của người ngoài cuộc, người kể chuyện hiểu được những hành động, cảm xúc, thái độ của các nhân vật toàn diện hơn.

+ Đồng thời, thể hiện tình bạn thân nồng đượm của những người lính cách mạng.

Các bài viết liên quan truyện Chiếc lược ngà:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads