Câu 2 (trang 192 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
a. Sự việc được kể ra trong đoạn trích là: Sau cuộc gặp gỡ, anh thanh niên chia tay ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ
b.
+ Trong ba nhân vật gồm anh thanh niên, họa sĩ già và cô kĩ sư thì không ai đóng vai trò là người kể chuyện trong sự việc trên. Người kể chuyện là tác giả.
+ Dấu hiệu cho biết điều đó là:
Nếu một trong ba nhân vật trên kể chuyện thì phải có một nhân vật xưng “tôi”. Còn ở sự việc trên người kể ngoài cuộc, giấu mình để kể. Như vậy, Người kể ở ngôi thứ ba.
c.
+ Câu “Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”: là nhận xét của người kể chuyện về cảm xúc của anh thanh niên lúc đó
+ Câu “Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” : Là nhận xét của người kể chuyện về cảm xúc của cô kỹ sư trẻ, qua đó nói lên suy nghĩ của anh thanh niên
d.
+ Căn cứ để thấy người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc là:
- Người đứng ra kể chuyện giấu mình trong văn bản nhưng nắm bắt được mọi hành động của nhân vật
- Những tâm tư, tình cảm, nghĩ suy của tất cả các nhân vật đều được tác giả nắm bắt
- Các hành động được kể cụ thể, chi tiết, cảm xúc của nhân vật được tác giả nói hộ đầy tinh tế, theo dòng nghĩ suy tự nhiên
Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
a.
+ Trong đoạn trích ở mục I, người kể chuyện ở ngôi thứ ba, người kể giấu mình, trong đoạn trích này người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện là cậu bé Hồng, trực tiếp xưng “tôi”, người kể này xuất hiện trong văn bản.
+ Ưu điểm của ngôi kể này: những cảm xúc của chính nhân vật được tự bộc lộ thật sâu sắc qua chính cảm nhận của mình, những dòng tâm trạng được bộc lộ tự nhiên hơn, mãnh liệt hơn để người đọc có thể cảm nhận rõ hơn niềm vui sướng của nhân vật khi gặp lại mẹ.
+ Hạn chế : Người kể là "tôi", nhân vật chỉ kể được những sự việc, hoạt động mà mình đã trải qua hoặc chứng kiến, những điều đã biết, trong khi ngôi thứ ba kể được các sự việc đa dạng, phổ biến và khách quan hơn. Bởi vậy mà giọng điệu khi kể ngôi thứ nhất thiếu linh hoạt và thiếu đa dạng hơn. Các không gian, thời gian diễn ra sự việc khi kể cũng bị hạn chế hơn.
b. Kể theo điểm nhìn của anh thanh niên:
Vừa nói chuyện vừa tranh thủ nhìn đồng hồ, thấy giờ ôp sắp đến, tôi giật mình, tiếc rẻ, nói:
- Trời ơi, chỉ còn năm phút nữa thôi!
Biết là cuộc hội ngộ nào cũng có lúc chia tay vậy mà lòng chẳng đặng, tôi nhanh chóng chạy ra vườn nhà mang cái làn lấy ít trứng tặng cho mọi người như quà chia tay. Vào đến thì bác họa sĩ cũng tặc lưỡi đứng dậy, cô họa sĩ xinh đẹp cũng đứng lên theo, thoáng thấy chiếc khăn mùi soa cô gái để trên bàn, tôi vừa vo tròn chiếc khăn cặp giữa cuốn sách mang lại cho cô ấy, vừa nói:
- Còn chiếc khăn mùi soa cô còn quên đây này!
Cô gái đỏ mặt nhận chiếc khăn mùi soa rồi quay đi, cất tiếng nói đầy thương nhớ:
- Chào anh
Hai người vừa ra đến bậu cửa thì bác họa sĩ bỗng quay lại chụp lấy đôi bàn tay tôi mà lắc mạnh rồi nói:
- Chắc chắn tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Tôi mỉm cười không nói gì. Rồi cô gái đến từ biệt tôi, đưa đôi bàn tay cho tôi nắm một cách đầy thận trọng, rõ ràng, điều gì đó trong lòng rất đỗi gần gũi, thân thương. Ánh mắt cô nhìn thẳng vào tôi, sâu thẳm trong ánh mất ấy tôi hiểu được rằng, những người con gái sắp xa mình, biết rất khó có ngày gặp lại, thường hay nhìn ta như vậy.
- Tạm biệt - tôi khẽ nói
Lời dịu dàng cất lên từ cô gái:
- Chào anh.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1