logo

Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt (siêu ngắn)


I. Các phương châm hội thoại

Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Phương châm về lượng:

Nội dung lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

- Phương châm về chất:

Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ:

 Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.

- Phương châm cách thức:

Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự:

Tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Tình huống ví dụ:

Trong giờ lịch sử địa phương, thấy Nam mải mê lúi húi xuỗng gầm bàn, cô giáo gọi Nam đứng dậy, hỏi:

- Em cho thầy biết chiến dịch Hoàng Diệu tại Quảng Nam - Đà Nẵng diễn ra vào năm nào?

Nam lúng túng trả lời:

- Dạ thưa cô, vào khoảng giữa thế kỉ XX ạ

=> Vi phạm phương châm về lượng.


II. Xưng hô trong hội thoại

Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt là

Bạn - mình; tôi - ông; mày - tao; thầy - con; ông - cháu; chúng tôi; chúng ta, dì - cháu; chú- cháu, anh - em…..

Cách dùng

Cần căn cứ vào các tình huống, hoàn cảnh giáo tiếp và đối tượng giao tiếp là thân tình hay xa lạ, là người lớn tuổi hay đồng tuổi, nhỏ tuổi hơn,… để lựa chọn cách xưng hô phù hợp.

Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

** Xưng khiêm, hô tôn

- Xưng khiêm: Người nói có thái độ đúng mực, tự xưng khi nói mình một cách từ tốn, khiêm nhường.

- Hô tôn: Tôn trọng ngưới đối diện, gọi người đang giao tiếp với mình hoặc đối tượng được nói đến một cách tôn kính

Ví dụ:

+ Xưng “cháu”; “em” với người lớn tuổi hơn mình dù ở chức vụ điều hành cao hơn khi ở ngoài cơ quan.

+ Quý anh (chị), quý thầy cô, quý bà, quý ông,…

Câu 3 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong tiếng Việt khi giao tiếp, cần phải chú ý hết sức đến từ ngữ xưng hô vì cách xưng hô thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với đối tượng giao tiếp. Sử dụng đúng, phù hợp sẽ giúp cuộc trò chuyện diễn ra thoải mái, không gây khó chịu cho người nghe, hiệu quả giao tiếp đạt ở mức cao. Nếu lựa chọn sai hoặc dùng từ ngữ xưng hô một cách tùy ý hoặc không phù hợp với tình huống giao tiếp nhiều khi sẽ dẫn đến sự không hài lòng từ phía đối tượng giao tiếp, từ đó, cuộc giao tiếp sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn.


III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Dẫn trực tiếp: Là cách thức dẫn nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.

Dấu hiệu nhận biết:

+ Trước phần dẫn có dấu hai chấm

+ Phần dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Dẫn gián tiếp: Là cách thức nhắc lại lời hay ý của nhân vật bằng hình thức thuật lại. Lời dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Chuyển lời đối thoại sang lời dẫn gián tiếp:

+ Quân giặc sang cướp nước, Nguyễn Huệ đích thân cầm quân, đến Nghệ An, vua cho vời Nguyễn Thiếp lên điện để hỏi rằng việc Quang Trung đem binh ra chống cự là nên hay giữ, cơ được hay thua xem Nguyễn Thiếp nghĩ như thế nào? 

+ Nguyễn Thiếp nghe vậy, suy nghĩ thật kỹ rồi bảo rằng bây giờ trong nước đang trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta mạnh hay yếu ra sao, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ thế nào nên chuyến này vua Quang Trung đi ra không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị đập tan.

- Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:

+ Trong câu hỏi của vua Quang Trung: xưng "Tôi" (Ngôi thứ nhất) -> "Vua Quang Trung" (Ngôi thứ ba) trong lời dẫn gián tiếp.

+ Trong câu trả lời của Nguyễn Thiếp:

+ Thêm bớt một vài từ ngữ để điều chỉnh cho thích hợp.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads