logo

Tác giả - Tác phẩm: Cố hương (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)


I. Tìm hiểu tác giả Lỗ Tấn

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Cố hương

 

- Ông từng qua học ngành hàng hải, địa chất rồi y học, sau mới chuyển sang văn chương vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để "biến đổi tinh thần" dân chúng đang ở tình trạng "ngu muội" và "hèn nhát".

2. Sự nghiệp sáng tác

Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926).

>>>Xem thêm: Soạn bài: Cố hương (ngắn nhất)


II. Tìm hiểu tác phẩm Cố Hương

1. Xuất xứ:

Cố hương là một trong số các truyện ngắn tiêu biểu nhất của nhà văn Lỗ Tấn, được in trong tập "Gào thét" (1923).

2. Tóm tắt:

Nhân vật "tôi" về thăm quê. Làng quê hiện lên trong kí ức đẹp hơn làng quê thực tại. "Tôi" về mới biết mẹ sắp dọn nhà. Nhân vật "tôi" gặp thím Hai Dương, rồi gặp lại Nhuận Thổ - người bạn từ hai mươi năm trước, bây giờ tiều tuỵ vì túng bấn, đông con. Gia đình "tôi" rời làng, nhân vật "tôi" nghĩ về con đường xã hội tương lai.

3. Giá trị nội dung

Trong truyện, tác giả phê phán sự sa sút của nông thôn phong kiến chủ yếu thông qua hai nhân vật Nhuận Thổ và Hai Dương. Niềm hy vọng được gửi gắm vào hình tượng hai cháu bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Câu chuyện về chuyến từ biệt làng quê được kể từ nhân vật Tấn - xưng "tôi". Câu chuyện thấm đẫm những trạng thái cảm xúc buồn vui của "tôi", đồng thời thể hiện một quan điểm mới về cuộc sống qua những chiêm nghiệm, suy ngẫm giàu tính triết lí của nhân vật này.

4. Đặc sắc nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý

>>>Xem thêm: Sơ đồ tư duy bài Cố hương


III. Trắc nghiệm Cố hương

Câu 1: Lỗ Tấn đã học qua những ngành nào?

   A. Hàng hải, địa chất, y học

   B. Hàng hải, địa chất, y học, văn học

   C. Văn học, y học, địa chất

   D. Địa chất, văn học, hàng hải

Câu 2: Cố hương nghĩa là gì?

   A. Hương cũ

   B. Quê cũ

   C. Ngoái nhìn quê cũ

   D. Quê hương

Câu 3: Nhận xét đúng với tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn

   A. Là một truyện ngắn giàu chất trữ tình

   B. Là một tiểu thuyết lịch sử nhưng mang đậm chất trữ tình

   C. Là một hồi kí đậm chất trữ tình

   D. Là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí và đậm chất trữ tình

Câu 4: Truyện Cố hương được kể theo ngôi thứ mấy?

   A. Ngôi thứ nhất

   B. Ngôi thứ hai

   C. Ngôi thứ ba

   D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 5: Nhân vật trung tâm của Cố hương là gì?

   A. Nhuận Thổ

   B. Nhân vật “tôi”

   C. Thím Hai Dương

   D. Mẹ của nhân vật “tôi”

Câu 6: Nhân vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?

   A. Những lời đối thoại với các nhân vật khác

   B. Những hành động, cử chỉ đối với các nhân vật khác

   C. Những lời độc thoại, suy tư, day dứt

   D. Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác

Câu 7: Cốt truyện của Cố hương là gì?

   A. Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi” với những người nông dân nơi quê cũ

   B. Kể về chuyến thăm quê lần cuối và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa

   C. Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

   D. Những hồi ức của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê

Câu 8: Các phương thức biểu đạt trong văn bản Cố hương là gì?

   A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận

   B. Miêu tả, tự sự, lập luận, thuyết minh

   C. Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

   D. Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

Câu 9: Truyện Cố hương được bố cục theo kiểu “đầu cuối tương ứng”. Đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Câu 10: Cảm xúc chủ đạo trong truyện là gì?

   A. Nỗi buồn

   B. Sự ngạc nhiên

   C. Niềm vui sướng

   D. Sự đau đớn

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 20/06/2022