Hướng dẫn Soạn bài Cố hương ngắn nhất. Với bản soạn văn 9 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.
- Lỗ Tấn sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc trong một gia đình quan lại đã sa sút.
- Cha ông là Chu Bá Nghi đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ của ông là Lỗ Thụy. Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn qua việc bà kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian.
- Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ "Lỗ". Thuở nhỏ ông thường đi học muộn, ông đã tự tay cầm dao thích chữ Tấn trên mặt bàn học để nhắc nhở bản thân phải nhanh nhẹn khẩn trương. Chính vì vậy sau này khi viết văn ông đã lấy bút danh là Lỗ Tấn.
- Năm 1899, ông đến Nam Kinh theo học ở Thủy sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, ông thi vào trường Khoáng lộ học đường (đào tạo kỹ sư mỏ địa chất). Năm 1902, Lỗ Tấn du học Nhật Bản, tại đây ông tham gia Quang Phục hội, một tổ chức chính trị của người Hoa.
- Sau hai năm học tiếng Nhật, năm 1904, ông chính thức vào học ngành y ở trường Đại học Tiên Đài. Năm 1906, ông thôi học và bắt đầu hoạt động văn nghệ bằng việc dịch và viết một số tiểu luận giới thiệu các tác phẩm văn học châu Âu như thơ Puskin, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Jules Verne. Năm 1909, vì hoàn cảnh gia đình, Lỗ Tấn trở về Trung Quốc. Ông dạy ở trường trung học Thiệu Hưng và có làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng một thời gian.
- Từ 1920 đến 1925, Lỗ Tấn làm việc tại các trường Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm Bắc Kinh và Đại học nữ Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1926, ông tới Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) và làm việc tại trường Đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, Lỗ Tấn đến Quảng Châu, làm trưởng phòng giáo vụ kiêm chủ nhiệm khoa văn của trường Đại học Trung Sơn. Tháng 10 năm 1927, ông rời Quảng Châu tới Thượng Hải. Ông mất ngày 19 tháng 10 năm 1936. Mặc dù là nhà văn cánh tả, Lỗ Tấn chưa bao giờ tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Lỗ Tấn rất ưa thích các tác phẩm của Nikolai Gogol.
- Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật ký người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol.
- Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Về truyện ngắn có 2 tập: Gào thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn.
- Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học hải ngoại ra tiếng Hán.
- Phần 1 (từ đầu đến "đang làm ăn sinh sống"): Những suy nghĩ, tưởng tượng của nhân vật tôi trên đường về quê
- Phần 2 (tiếp theo đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét"): Những sự thay đổi quê nhà của con người sau 20 năm làm tác giả thấy buồn và đau xót
- Phần 3 (đoạn còn lại): những suy nghĩ, ước mong của nhân vật tôi trên con đường xa quê trở về nơi đang sinh sống
Xem phần I
- Trong truyện có 2 nhân vật chính: Nhân vật tôi (tác giả), Nhuận Thổ
- Nhân vật Nhuận Thổ là nhân vật trung tâm vì đây là nhân vật thể hiện rõ nhất sự thay đổi của làng quê đã ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào
- Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và kể chuyện để nói lên sự thay đổi của Nhuận Thổ
- Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn miêu tả sự thay đổi về cảnh vật quê hương. Quê hương thay đổi theo hướng tiêu cực, cảnh vật xơ xác, tiêu điều sự sa sút về kinh tế. Không những thế, con người nơi đây cũng thay đổi, không còn vẻ hồn hậu như trước, đó là sự thay đổi của chị Hai Dương bán đậu phụ cạnh của ngày xưa,
=> Qua đó, tác giả thể hiện sự đau xót tiếc nuối về tình cảm đẹp của con người quê ngày xưa, từ đó tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến đã làm thay đổi bản chất con người.
- Đoạn b chủ yếu sử dụng phương thức miêu tả về nhân vật Nhuận Thổ.
⇒ Tác giả muốn thể hiện sự thay đổi của Nhuận Thổ so với trước đó từ dáng điệu, khuôn mặt, đôi mắt, nước da => Những thay đổi của Nhuận Thổ không phải tốt lên mà càng ngày càng xấu đi, khuôn mặt tiều tụy lại hơi đần độn.
- Đoạn văn a sử dụng phương thức tự sự: tác giả kể lại câu chuyện khi nhân vật tôi và Nhuận Thổ xa nhau. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm để bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm cảm xúc của mình đối với người bạn cũ.
- Đoạn văn c sử dụng phương thức nghị luận: tác giả đưa ra những suy ngẫm của mình về thức tỉnh con người và đưa ra con đường mới cho nông thôn thời phong kiến trung quốc. Phải hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn.
Câu 1
Sự thay đổi của Nhuận Thổ:
|
Sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ |
|
Nhuận Thổ lúc còn nhỏ (Nhuận Thổ lúc đứng tuổi) |
Nhuận Thổ lúc đứng tuổi (Khi nhân vật “tôi” trở về) |
|
Hình dáng |
Nước da bánh mật, mặt tròn trĩnh, cổ đeo vòng bạc |
đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm - Bàn tay thô kệch, nứt nẻ - Mặt nhiều nếp nhăn |
Động tác |
Tay lăm lăm cầm đinh ba, cổ đâm theo con tra |
Môi mấp máy, không ra tiếng, dáng điệu cung kính |
Giọng nói |
Hồn nhiên, lưu loát |
Lễ phép, cung kính |
Thái độ với “tôi” |
Thân thiện, cởi mở |
Xa cách, cung kính |
Tính cách |
Hồn nhiên, thông minh, lanh lợi |
Khúm núm, e dè, khép nép |
Trên đường về quê
- Hoàn cảnh: Trời giá lạnh, đang độ giữa đông, nhân vật “tôi” về quê sau hơn 20 năm xa cách.
- Mục đích: Ý định là để từ giã lần cuối cùng, đem gia đình đến đất khách tôi đang làm ăn sinh sống.
- Không gian làng quê: Trời u ám, thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới trời vàng úa… ⇒ Lòng tôi se lại vì “trong ký ức làng cũ đẹp hơn kia”, thất vọng, hụt hẫng vì làng xóm tiêu điều, hoang vắng quá khác xưa.
⇒ Bức tranh làng quê ảm đạm, héo hon, làm rõ tình cảnh sa sút của XHTQ đầu thế kỉ XX
Những ngày “tôi” ở quê
Nhân vật “tôi” cảm nhận mọi thứ trên quê hương mình:
- Khung cảnh:
+ Sáng tinh mơ, trên mái ngói, mấy cọng rơm khô phất phơ
+ Các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh.
⇒ không gian hoang vắng, hiu quạnh, gợi cảm giác buồn
- Con người
+ Mẹ: “mừng rỡ, nét mặt ẩn một nỗi buồn” - nỗi buồn của người sắp phải từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên mà chưa hẹn ngày gặp lại.
⇒ Tâm trạng lưu luyến, buồn của một người sắp xa quê.
+ Cháu Hoằng: nhìn “tôi” chòng chọc vì nó chưa gặp “tôi” lần nào, thấy tôi khác xa những người ở quê mà hằng ngày nó được gần gũi tiếp xúc.
⇒ nhấn mạnh sự đổi thay của quê hương, của bên trong con người, khiến Hoằng lạ lẫm với tôi so với nhữn người, nếp sống, suy nghĩ quen thuộc ở quê.
+ Chị Hai Dương: 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến, sau 20 năm trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình
+ Nhuận Thổ: Lúc nhỏ còn là cậu bé nông dân khoẻ mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều, hiện tại là người nông dân già nua, nghèo khổ đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.
⇒ Nguyên nhân: sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối, xã hội phong kiến đang suy tàn .
+ Nhân vật Thủy Sinh: Giống hệt bố ở tính nhút nhát, chỉ núp sau lưng bố, so với Nhuận Thổ 20 năm về trước “gầy còm, vàng vọt cổ không đeo vòng bạc”
⇒ Nghèo khổ, lam lũ hơn, không đẹp đẽ như tuổi thơ Nhuận Thổ xưa. Tác giả cũng ngầm lo lắng về tương lai thế sau như Thủy Sinh liệu có như Nhuận Thổ bây giờ.
⇒ Nhà văn đang nhìn thẳng vào hiện thực xã hội tha hóa con người và dùng văn chương, phơi bày hiện thực để thức tỉnh con người “chữa bệnh tinh thần cho dân tộc”
Trên đường rời xa quê
- Hoàn cảnh: Chiều hoàng hôn ⇒ dụng ý nghệ thuật bố cục đầu cuối tương ứn, mặt khác thời gian hoàng hôn còn gợi buồn, suy tư.
- Tâm trạng: lòng không chút lưu luyến, cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt.
- Mơ về một cuộc sống khác: tươi đẹp, hạnh phúc hơn lúc này
+ Mong ước: Chúng nó (bọn trẻ) không giống chúng tôi không bao giờ phải áp bức nhau.
+ “Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới” sống giữa làng quê tươi đẹp, con người tử tế thân thiện.
- Con đường sông, đường thủy (nghĩa đen): đi mãi cũng thành đường thôi. Đó là con đường mà tôi và cả gia đình đang đi.
- Con đường cho cả dân tộc Trung Hoa xây dựng, đổi mới, đó là niềm hy vọng của các nhà văn về một ngày mai tươi sáng đối với cả dân tộc (nghĩa bóng).
⇒ Vấn đề đặt ra: Xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho tương lai. Hi vọng vào thế hệ trẻ làm thay đổi quê hương, đem đến tự do hạnh phúc cho con người.
Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm. Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
- Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.
Các bài viết liên quan truyện Cố hương: