Câu 1 (Trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Chúng tôi; chúng ta; bạn; mình; anh; em; các bác; các anh; cô; dì; anh ấy,chị ấy,….
Câu 2 (Trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
+ Đoạn 1 : Từ ngữ xưng hô là em - anh; ta - chú mày
+ Đoạn 2 : Từ ngữ xưng hô là tôi - anh
+ Trong đoạn 1, Dế Choắt đứng ở vị thế yếu, cần sự giúp đỡ từ Dế Mèn, tự cảm thấy bản thân là thấp hèn xưng hô có phần nhượng bộ, Dế Mèn ở vị thế trên, kiêu căng và hống hách, xưng hô đầy trịch thượng, tỏ vẻ ta đây.
+ Trong đoạn 2 sự xưng hô có sự bình đẳng hơn => có sự thay đổi xưng hô này bởi vì trong hoàn cảnh lúc ấy Dế Choắt không tự thấy mình yêu thế, cần nương tựa gì nữa, chỉ nói một lời khuyên chân thành như một người bạn
Câu 1 (Trang 39 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
+ Từ “chúng ta” khi xưng hô bao gồm cả người nghe và người nói
+ Từ “chúng em” khi xưng hô chỉ gồm người nói, không gồm cả người nghe
=> Người học viên sử dụng nhầm từ “chúng ta” dễ gây hiểu lầm là đám cưới của người học viên với vị giáo sư.
Câu 2 (Trang 39 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Dùng “chúng tôi” thay vì “tôi” nhằm
+ Tăng tính khách quan cho văn bản và các luận điểm trong bài
+ Cho thấy sự khiêm tốn của người nói (người viết)
Câu 3 (Trang 40 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Gióng xưng hô với sứ giả: ta - ông
Gióng xưng hô với mẹ là con
=> Với gia đình, Gióng là một đứa con ngoan, bình thường như bao đứa trẻ khác, với quốc gia, dân tộc, Gióng là một đứa bé khác thường, kì lạ
Câu 4 (Trang 40 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Người học trò cũ dù đã trở thành một vị tướng với chức tước cao , song vẫn dành cho người thầy cũ sự kính trọng, trước thầy vẫn xưng hô mực thước, khiêm nhường “thầy” - “con”.
Thể hiện
+ Lòng kính trọng với thầy cô giáo mình
+ Tinh thần “tôn sư trọng đạo”
Câu 5 (Trang 40 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Bác Hồ gọi nhân dân là “đồng bào” cho thấy được sự gần gũi, thân thuộc giữa vị lãnh tụ của một nước với nhân dân mình, đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ giữa người lãnh đạo với nhân dân.
Câu 6 (Trang 41 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Ban đầu chị Dậu xưng hô có phần nhĩn nhục, chịu đựng vì phải hạ giọng trước kẻ trịch thượng, hống hách. Sau đó, chị Dậu có sự thay đổi về thái độ và cách xưng hô tôi - ông; bà - mày, qua đó thấy được sự phản kháng mạnh mẽ và quyết liệt của người đàn bà bị dồn đến đường cùng.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1