Câu 1 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Mèo, bê, tu hú, ba ba, tắc kè, bò, chim cu,…
Câu 3(trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ => miêu tả đám mây đầy sinh động có những biến đổi cả về hình dáng, màu sắc
Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
So sánh |
đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm rõ sự vật, tăng tính gợi cảm |
Nhân hóa |
gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. |
ẩn dụ |
gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,... trở nên gần gũi với con người. |
Hoán dụ |
gọi tên sự vật này bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi. |
Nói quá |
phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. |
Nói giảm nói tránh |
dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự |
Điệp ngữ |
lặp lại từ ngữ (hoặc cả một cụm) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. |
Chơi chữ |
lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị. |
Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đặc sắc nghệ thuật của những câu thơ là :
a. - Ẩn dụ : Hoa, cánh ngầm ý chỉ nàng Thúy Kiều và cuộc đời của nàng (cái bé nhỏ, thoảng qua)
Lá, cây : ngầm ý chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ (cái căn bản, lâu dài)
→ Thúy Kiều bán thân để cứu lấy gia đình mình
b. - So sánh : tiếng đàn của nàng Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng mưa của trời.
→ Nét tài hoa trong tiếng đàn của nàng Kiều
c. - Nói quá : sắc đẹp của Kiều quá tuyệt sắc khiến hoa ghen, liễu hơn
→ Khẳng định vẻ đẹp hiếm có của Kiều
d. - Nói quá : gác kinh nơi Kiều bị giam và nơi chàng Thúc đọc sách gần nhau nhưng được nói quá cách xa vạn dặm.
e. - Chơi chữ : tài và tai
→ Cuộc đời ngang trái của kẻ tài hoa
Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
a. - Phép điệp: điệp từ “còn”, dùng từ đa nghĩa “say sưa”.
- Tác dụng: thể hiện được tình cảm vô cùng kín đáo lại rất tế nhị
b. - Phép nói quá: đá núi to mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều mà voi cũng uống cạn.
- Tác dụng: diễn tả sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. - Phép so sánh: tiếng suối trong như tiếng hát.
- Tác dụng : sự tinh tế của tác giả, âm thanh đầy sinh động, gần gũi với con người
d. - Phép nhân hóa:ánh trăng như tri kỉ “nhòm”; “ngắm”
- Tác dụng: trăng sống động, gần gũi với con người hơn
e. - Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.
- Tác dụng: em bé chính là nguồn sống của đời mẹ
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1