logo

Soạn sử 7 Bài 14 phần 3 ngắn nhất: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Tổng hợp, Soạn sử 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Lịch sử 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. 

Click để tham khảo 3 bộ Soạn sử 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều

Soạn Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - Kết nối tri thức

Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo

Tiếp theo phần soạn Bài 14 phần 2: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp Bài 14 phần 3. Trong phần này Top lời giải sẽ hướng dẫn các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 7, đồng thời tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành với các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra hay nhất.

Chúng ta cùng đi đến nội dung bài học ngay dưới đây nhé:


Hướng dẫn Soạn Sử 7 bài 14 phần 3 ngắn nhất

Soạn sử 7 Bài 14 phần 3 ngắn nhất: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Câu hỏi trang 63 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba?

Trả lời:

Sau hai lần xâm lược Đại Việt thất bại, vua Nguyên ngày càng tức giận, quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù:

- Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, để tập trung lực lượng xâm lược Đại Việt.

- Huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy.

- Chuẩn bị hằng trăm chiến thuyền, cùng một đoàn chở lương thực.

=> Nhà Nguyên dồn lực lượng lớn cho cuộc xâm lược này.

Câu hỏi trang 63 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Em hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn.

Trả lời:

- Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hồ, nhưng cho rằng quân ta nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.

- Trần Khánh Dư dự đoán khi đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi đi qua, có thể đánh được đoàn thuyền lương nên đã bố trí một trận mai phục. Đúng như dự đoán, mấy ngày sau, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ nặng nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội.

=> Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.

Câu hỏi trang 64 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân nguyên như thế nào?

Trả lời:

- Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên không còn lương thực tiếp tế, bị rơi vào thế khó khăn, bị động và cạn kiệt lương thực.

- Thoát Hoan đóng quân ở Thăng Long có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng.

- Trước tình thế đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo hai đường thủy, bộ.

Câu hỏi trang 65 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Bạch Đằng tháng 4 – 1288.

Trả lời:

- Khi Thoát Hoan quyết định rút quân về nước, nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã tới, Vua tôi nhà Trần quyết định mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng.

- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọc, quân Trần cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua bỏ chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục.

- Chờ khi nước triều xuống, quân Trần từ hai bên bờ đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân giặc.

- Bị đánh bất ngờ, quân giặc tháo chạy lại gặp phải bãi cọc.

⇒ Toàn bộ cánh thủy binh của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

Câu hỏi trang 65 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Trả lời:

Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:

- Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần.

- Đập tan ý định xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.

- Thể hiện tinh thần đấu tranh, ý chí chiến đấu của quân và dân ta.

- Thể hiên tài lãnh đạo của vua Trần và các tướng lĩnh.

- Để lại nhiều bài học cho các cuộc kháng chiến về sau.

Bài 1 trang 65 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên?

Trả lời:

- Cuối tháng 12, quân Nguyên ồ ạt tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang. Đầu năm 1288, cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy kéo đến chiếm đóng Vạn Kiếp.

- Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

- Tháng 1/1288, Thoát Hoan chia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại đây, ta thực hiện “vườn không nhà trống”. Quân Nguyên rơi vào thế lúng túng, khó khăn. Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

- Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công ở sông Bạch Đằng.

- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch đằng, quân nhà Trần đón đánh, quân Nguyên bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

- Cánh quân của Thoát Hoan cũng bị truy kích và tiêu diệt.

=> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bài 2 trang 65 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Tránh thế gặc mạnh, rút lui bảo toàn lực lượng.

+ Chủ động đón đánh địch khi thời cơ đến.

+ Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”.

- Khác nhau:

+ Cuộc kháng chiến lần thứ ba, quân Nguyên dốc lực lượng mạnh hơn lần thứ hai, rút kinh nghiệm những lần trước, lần này quân Nguyên chuẩn bị lương thảo đầy đủ. Trước tình thế đó, quân Trần tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực trước để đẩy quân Nguyên vào thế cạn kiệt lương thực.

+ Chủ động mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng, lợi dụng thủy triều để đánh địch.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023