logo

[Sách mới] Soạn Sử 7 Bài 14 Cánh diều: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225)

Hướng dẫn [Sách mới] Soạn Sử 7 Bài 14 Cánh diều: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Lịch sử 7 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52 bộ Cánh Diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) trang 47, 48, 49, 50, 51, 52 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều


1. Sự thành lập nhà Lý

Trả lời câu hỏi trang 47 SGK Lịch sử 7 

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 14.1, hãy trình bày sự thành lập nhà Lý và đánh giá sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều
Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều

Lời giải:

Sự thành lập nhà Lý: 

- Cuối 1009, Lê Long Đĩnh mất. Các đại thần và tăng quan tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. 

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.

Sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước. Cụ thể:

- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế, văn hóa… đất nước lâu 

- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.


2. Tình hình chính trị

Trả lời câu hỏi trang 48 SGK Lịch sử 7 

Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 14.1, hãy mô tả những nét chính về tình hình chính trị và rút ra nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lý.

Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều

Lời giải:

- Năm 1054, đổi tên nước thành Đại Việt.

- Tổ chức bô máy nhà nước: xây dựng hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương.

+ Ở trung ương: Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Dưới vua là quan đại thần và bộ máy quan lại và các cơ quan điều hành, chuye.

+ Ở địa phương: cả nước chia thành các lộ/ phủ (ở đồng bằng), châu/ trại (ở miền núi); dưới lộ/ phủ/ châu/ trại là huyện/ hương, giáp/ thôn.

- Luật pháp: ban bộ luật Hình thư – đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.

- Quân đội:

+ Phiên chế thành 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”…

- Đối nội: thi hành chính sách đoàn kết dân tộc; gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

- Đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.


3. Tình hình kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 50 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 14.2 đến 14.4, hãy cho biết:

- Nhà Lý đã thực hiện những chính sách gì để phát triển sản xuất nông nghiệp

- Những nét chính sách về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý.

Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều
Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều
Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều

Lời giải:

- Những chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp:

- Tổ chức lễ Tịch điền

- Khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê.

- Ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo. 

- Những nét chính về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý.

+ Thủ công nghiệp: Sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc và các quan trong triều đình; Thủ công nghiệp dân gian tiếp tục phát triển với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo như dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt,...; Tượng chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền là những công trình nổi tiếng đương thời được tạo dựng bởi thợ thủ công người Việt.

+ Thương nghiệp: Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng, Thăng Long trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt.


4. Tình hình xã hội

Trả lời câu hỏi trang 50 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 14.2, hãy mô tả về tình hình xã hội thời Lý.

Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều

Lời giải:

Tình hình xã hội thời Lý:

Bộ phận thống trị: vua, quý tộc, quan lại.

- Ở làng xã, địa chủ ngày càng gia tăng và có thế lực hơn

- Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. 

-  Xã hội còn có thợ thủ công, thương nhân và nô tì. 

- Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp nhìn chung vẫn hài hòa; mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.


5. Thành tựu giáo dục và văn hóa

Trả lời câu hỏi trang 51 SGK Lịch sử 7

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 14.5 đến 14.7, hãy:

Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều
Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều
Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều

- Giới thiệu một số thành tựu giáo dục thời Lý.

- Nêu một số thành tựu văn hóa chủ yếu thời Lý. 

Lời giải:

Một số thành tựu giáo dục thời Lý:

- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long. 

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại

- Năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám dạy học cho các hoàng tử, công chúa, con em quan lại…

Một số thành tựu văn hóa thời Lý:

+ Tôn giáo: Phật giáo thịnh hành, được đông đào quý tộc, quan lại và các tầng lớp nhân dân tin theo. 

+ Văn học: chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ ca, tấn văn, truyện kể. Tiêu biểu là các tác phẩm: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Thị đô tử (Thiên sư Vạn Hạnh), Nam quốc sơn hà (khuyết danh).

+ Vua, quan lại, quý tộc và các tầng lớp nhân dân đều ưa thích múa.

+ Nhiều trò chơi dân gian và các hình thức thi đấu, như đã cầu, đấu vật, đua thuyền được tổ chức thường xuyên.

+ Kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu như tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, Liên Hoa Đài — chùa Một Cột, biểu tượng rồng....


Luyện tập

Trả lời câu hỏi mục trang 52 SGK Lịch sử 7

Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa thời Lý. 

Lời giải:

Lĩnh vực

Nét chính

Chính trị

- Bộ máy nhà nước được xây dựng và hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương.

- Năm 1042: ban hành bộ Hình thư.

- Quân đội gồm: cấm quân và quân địa phương. 

- Chính sách gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

Kinh tế

Nông nghiệp:

- Tổ chức lễ Tịch điền

- Khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê.

 - Ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo. 

- Thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp nhà nước: sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc, các quan trong triều.

+ Thủ công nghiệp dân gian: dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt...

- Thương nghiệp: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

Giáo dục

Xây dựng Văn Miếu-Quốc Tử Giám, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại

Văn hóa

- Phật giáo thịnh hành

- Kiến trúc, điêu khắc: Công trình: tháp Báo thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, chùa Một Cột 


Vận dụng 

Trả lời câu hỏi mục trang 52 SGK Lịch sử 7

1. Sưu tầm tư liệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám để giới thiệu với thầy cô và các bạn cùng lớp.

Lời giải:

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.

- Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

- Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.

- Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).

- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

2. Hãy viết một đoạn văn ngắn đánh giá công lao của Lý Công uẩn đối với dân tộc. 

Lời giải:

Vua Lý Thái Tổ là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc VN. Vua Lý Thái Tổ được chính sử đánh giá là "khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhã, có lượng để vương". Nhà vua vốn xuất thân Phật giáo, nhờ thế lực giới Phật giáo mà lên ngôi vua nên rất tôn sùng Đạo Phật và lấy tôn giáo này làm chỗ dựa tỉnh thần cho vương triều. Trong 20 năm trị vì, Lý Thái Tổ cho xây dựng và tu sửa nhiều chùa, đúc nhiều chuông ở kinh thành và các nơi, một lúc độ hàng nghìn người làm tăng đạo. 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sử 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn [Sách mới] Soạn Sử 7 Bài 14 Cánh diều: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/08/2022 - Cập nhật : 11/10/2022