logo

Soạn sử 7 Bài 11 phần 2 ngắn nhất: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Tổng hợp, Soạn sử 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Lịch sử 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. 

Click để tham khảo 3 bộ Soạn sử 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Soạn Sử 7 Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia - Cánh Diều

Soạn Sử 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI - Chân trời sáng tạo

Soạn Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) - Kết nối tri thức

Tiếp theo phần soạn Bài 11 phần 1: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077), chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp Bài 11 phần 2. Trong phần này Top lời giải sẽ hướng dẫn các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 7, đồng thời tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành với các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra hay nhất.

Chúng ta cùng đi đến nội dung bài học ngay dưới đây nhé:


Hướng dẫn Soạn Sử 7 bài 11 phần 2 ngắn nhất

Soạn sử 7 Bài 11 phần 2 ngắn nhất: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Câu hỏi trang 41 Sử 7 Bài 11 ngắn nhất: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?

Trả lời:

Chọn sông Như Nguyệt vì:

- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long.

- Sông Như nguyệt bây giờ khá sâu, rộng như một chiến hào tự nhiên rất khó có thể vượt qua.

Câu hỏi trang 42 Sử 7 Bài 11 ngắn nhất: Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

Trả lời:

Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:

- Thực hiện chủ trương “Tiên phát chế nhân”, giành thế chủ động.

- Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, lợi dụng thủy triều để chặn đánh giặc tại đây.

- Quân Tống thua trận nhưng lại chủ động giảng hòa với gặc. Thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.

Câu hỏi trang 43 Sử 7 Bài 11 ngắn nhất: Hãy trình bày ý nghĩa của chiến thắng Như Nguyệt.

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Đây là trận quyết định số phận của quân Tống cũng như kết quả của cuộc kháng chiến.

- Là một trong những trận đánh lớn, tuyệt vời trong lịch sử dân tộc, để lại nhiều bài học bổ ích.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.

Bài 1 trang 43 Sử 7 Bài 11 ngắn nhất: Em hãy trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Ngyệt của nhân dân ta theo lược đồ trên?

Trả lời:

Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Ngyệt:

- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, quân Tống nhiều lần tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ồ ạt tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta. Quân nhà Lý kịp thời phản công, đẩy lùi quân Tống về phía bờ Bắc.

- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh "Ai còn bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố phong ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động.

- Để khích lệ tinh thần chiến đấu, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm thơ "Nam Quốc Sơn Hà".

- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt cho quân bất ngờ tấn công lớn vào doanh trại giặc, quân Tống thua to, phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

=> Trận Như Nguyệt kết thúc thắng lợi.

Bài 2 trang 43 Sử 7 Bài 11 ngắn nhất: Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống?

Trả lời:

Các dân tộc ít người đã có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Tống:

- Quân bộ do các tù trưởng như Thân Cảnh Phúc, Tông Đàn chỉ huy dân binh miền núi đánh châu Ung (Trung Quốc) .

- Khi kháng chiến bùng nổ, các tù trưởng dân tộc ít người đã tập trung lực lượng cho quân mai phục những vị trí chiến lược gần biên giới Việt – Tống.

Bài 3 trang 43 Sử 7 Bài 11 ngắn nhất: Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này?

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Ý trí độc lập tự chủ, đoàn kết cả nước quyết tâm đánh bại cuộc xâm lược của mọi thế lực.

+ Phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.

+ Nhờ công lao lãnh đạo kháng chiến của vua tôi nhà Lý, đặc biệt là Lý Thường Kiệt.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống lại mọi kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.

+ Đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vưỡng chắc độc lập dân tộc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/10/2023