logo

Soạn sử 7 Bài 9 phần 2 ngắn nhất: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Tổng hợp, Soạn sử 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Lịch sử 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. 

Click để tham khảo 3 bộ Soạn sử 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Soạn Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến - Cánh Diều

Soạn Sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 - 967) - Kết nối tri thức

Soạn Sử 7 Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li - Chân trời sáng tạo

Tiếp theo phần soạn Bài 9 phần 1 ngắn nhất: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII, chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp Bài 9 phần 2. Trong phần này Top lời giải sẽ hướng dẫn các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 7, đồng thời tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành với các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra hay nhất.

Chúng ta cùng đi đến nội dung bài học ngay dưới đây nhé:


Hướng dẫn Soạn Sử 7 bài 9 phần 2 ngắn nhất

Soạn sử 7 Bài 9 phần 2 ngắn nhất: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Câu hỏi trang 32 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê?

Trả lời:

Nông nghiệp ổn định và có bước phát triển:

- Ruộng đất chủ yếu thuộc sở hữu của làng xã, chia cho dân cày cấy.

- Vua Lê tổ chức lễ cày tịch điền hàng năm để khuyến khích phát triển nông nghiệp.

- Tăng cường khai khẩn đất hoang, chú ý vào đào kênh, ngòi.

=> Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt.

Câu hỏi trang 33 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Hãy trình bày trình bày tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đinh – Tiền Lê.

Trả lời:

- Thủ công nghiệp:

     + Thế kỉ X, nước Đại Cồ Việt đã xây dựng được một xưởng thủ công nhà nước chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu vua quan. Trong những xưởng đúc tiền, may mũ áo, rèn vũ khí… đã tập hợp được nhiều thợ thủ công khéo trong nước.

     + Thủ công nghiệp nhân dân: các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm gốm…

- Thương nghiệp:

     + Nhà nước cho đúc tiền lưu thông trong nước.

     + Thuyền buôn nước ngoài đã đến Đại Cồ Việt buôn bán.

     + Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng được hình thành.

Câu hỏi trang 34 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Tại sao ở thời Đinh – Tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng?

Trả lời:

Do Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư thường là người có học thức, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Hơn nữa lúc này giáo dục chưa phát triển, nhà sư có vai trò lớn trong việc mở trường dạy học.

Bài 1 trang 34 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?

Trả lời:

Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế:

- Đất nước thống nhất, xã hội ổn định. Nhân dân có điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế.

- Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm phát triển kinh tế đất nước: Cày tịch điền, đào kênh, khai hoang, thành lập các xưởng thủ công, mở rộng buôn bán…

Bài 2 trang 34 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?

Trả lời:

- Xã hội:

     + Hai giai cấp chính, giai cấp thống trị gồm vua, quan lại. Giai cấp bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ.

     + Xuất hiện các nhà sư trong bộ máy thống trị.

- Văn hóa:

     + Phật giáo giữ vai trò quan trọng.

     + Đời sống tinh thần của người dân được nâng cao. Nhiều loại hình văn hóa dân gian đã tồn tại trong thời nhà Đinh – Tiền Lê như ca hát, nhảy múa, đua thuyền…

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/10/2023