logo

Soạn sử 7 Bài 12 phần 2 ngắn nhất: Đời sống kinh tế, văn hóa

Tổng hợp, Soạn sử 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Lịch sử 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. 

Click để tham khảo 3 bộ Soạn sử 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Soạn Sử 7 Bài 12: Vương quốc Lào - Cánh Diều

Soạn Sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077) - Kết nối tri thức

Soạn Sử 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia - Chân trời sáng tạo

Tiếp theo phần soạn Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa, chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp Bài 12 phần 2. Trong phần này Top lời giải sẽ hướng dẫn các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 7, đồng thời tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành với các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra hay nhất.

Chúng ta cùng đi đến nội dung bài học ngay dưới đây nhé:


Hướng dẫn Soạn sử 7 Bài 12 phần 2 ngắn nhất

Soạn sử 7 Bài 12 phần 2 ngắn nhất: Đời sống kinh tế, văn hóa

Câu hỏi trang 46 Sử 7 Bài 12 ngắn nhất: Qua việc làm trên của vua Lý, em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống?

Trả lời:

- Suy nghĩ về hàng tơ lụa Đại Việt thời Lý: Nghề thủ công dệt tơ lụa ở Việt Nam rất phát triển, làm ra được những sản phẩm chất lượng có thể sánh được với gấm vóc của nước Tống.

- Nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống vì:

+ Hàng tơ lụa của Đại Việt làm ra có chất lượng tốt.

+ Nâng cao giá trị hàng tơ lụa trong nước.

+ Thể hiện ý thức tự chủ của dân tộc.

Câu hỏi trang 46 Sử 7 Bài 12 ngắn nhất: Bước phát triển mới của thủ công nghiệp là gì?

Trả lời:

Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển và có những bước tiến mới:

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.

+ Các nghề làm gốm, trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy… đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...

Câu hỏi trang 46 Sử 7 Bài 12 ngắn nhất: Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp ở nước ta thời đó như thế nào?

Trả lời:

Phản ánh:

- Ngoại thương phát triển. Ở vùng hải đảo và vùng biên giới Lý – Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ tập trung nhân dân đế trao đổi.

- Xuất hiện nhiều cảng biển tàu thuyền buôn bán tấp nập.

Câu hỏi trang 47 Sử 7 Bài 12 ngắn nhất: Hãy nêu những tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý.

Trả lời:

- Giai cấp thống trị: Vua, quan. Một số hoàng tử, công chúa, quan lại được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

- Giai cấp bị trị:

+ Nông dân. Những người nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ có người phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nơi khác.

+ Thợ thủ công, người buôn bán, họ sống rải rác ở các làng, sản xuất các đồ dùng cần thiết hàng ngày và trao đổi cho nhau. Họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.

+ Nô tì vốn là tù binh, phạm tội, nợ nần, tự bán thân. Họ phải phục vụ trng cung điện, nhà quan lại.

Câu hỏi trang 48 Sử 7 Bài 12 ngắn nhất: Em hãy nêu vị trí của đạo Phật ở thời Lý.

Trả lời:

Thời Lý, đạo Phật được coi trọng, giữ vị trí độc tôn:

- Hầu hết các vua triều Lý đều tôn sùng đạo Phật, xây dựng chùa tháp, tô tượng, dịch kinh phật…

- Hơn nữa, các nhà sư cũng được tin tưởng và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình.

Bài 1 trang 49 Sử 7 Bài 12 ngắn nhất: Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh – Tiền Lê?

Trả lời:

- Xã hội: Xã hội thời Lý và thời Đinh – Tiền Lê đều gồm hai giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị gồm vua và quan lại. Giai cấp bị trị là nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. Tuy nhiên, điềm khác biệt là so với thời Đinh – Tiền Lê sự phân biệt đẳng cấp thời thời Lý đã sâu sắc hơn, số nông dân tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm, sự phân biệt giàu - nghèo rõ hơn.

- Văn hóa: Thời Lý đã bắt đầu có Miếu thờ Khổng Tử, xây dựng các trường học, còn lời Đinh – Tiền Lê giáo dục chưa phát triển.

Bài 2 trang 49 Sử 7 Bài 12 ngắn nhất: Giáo dục, văn hóa thời Lý phát triển ra sao?

Trả lời:

- Giáo dục:

+ Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.

+ Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

+ Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Nhà nước quan tâm đến giáo dục song chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ.

+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Văn hóa:

+ Đạo Phật phát triển, khắp nơi đều dựng chùa, đúc tượng…

+ Các hoạt động ca hát, nhảy múa, kiến trúc, điêu khắc… phát triển đa dạng độc đáo.

+ Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột... nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu à rồng thời Lý. Hình thành “Văn hóa Thăng Long”.

Bài 3 trang 49 Sử 7 Bài 12 ngắn nhất: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?

Trả lời:

Nhận xét:

+ Điêu khắc: Tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở các hình trang trí rồng, các bệ đá hình hoa sen.

+ Kiến trúc: Nhiều công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính độc đáo.

=> Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, thể hiện một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc “Văn hóa Thăng Long”.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/10/2023