logo

Soạn sử 7 Bài 9 phần 1 ngắn nhất: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Tổng hợp, Soạn sử 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Lịch sử 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. 

Click để tham khảo 3 bộ Soạn sử 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Soạn Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến - Cánh Diều

Soạn Sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 - 967) - Kết nối tri thức

Soạn Sử 7 Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li - Chân trời sáng tạo

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trong sách giáo khoa Lịch sử 7 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 7 bài 9 phần 1 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

Giúp HS nắm được

• Thời Đinh - Tiền Lê , bộ máy nhà nước đã xây dựng tương đối hồn chỉnh, khơng cịn đơn

• Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và bị quân ta đánh bại.

• Các vua thời Đinh - Tiền Lê bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nơng nghiệp, thủ cơng và thương nghiệp.

• Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng có nhiều thay đổi.

Soạn sử 7 Bài 9 phần 1 ngắn nhất: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Hướng dẫn Soạn Sử 7 bài 9 phần 1 ngắn nhất

Câu hỏi trang 28 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

Trả lời:

Việc nhà Đinh không đặt tên nước của hoàng đế Trung Quốc nói lên nước Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ không còn là một nước phụ thuộc Trung Quốc. Người Việt có thể quyết định mọi việc trong nước.

Câu hỏi trang 29 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh:

- Chính trị: Khẳng định nền độc lập, tự chủ của đất nước.

- Kinh tế: có điều kiện hòa bình, ổn định lao động sản xuất.

- Xã hội: Đất nước ổn định, nhân dân no ấm

⇒ Đó là cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước, làm cho thế nước hưng thịnh, chống lại mọi kẻ thù xâm lược.

Câu hỏi trang 28 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua?

Trả lời:

Vì:

- Thế nước lâm nguy, nhà Tống lăm le xâm chiếm. Đất nước cần có người đứng ra lãnh đạo.

- Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ. Hơn nữa, ông là người có tài, có tâm, được người người quy phục.

Câu hỏi trang 30 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương từ thời Tiền Lê.

Trả lời:

Soạn sử 7 Bài 9 phần 1 ngắn nhất: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (ảnh 3)

Câu hỏi trang 31 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống?

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Giữ vững nền độc lập dân tộc.

- Đánh bại âm mưa xâm lược của nhà Tống.

- Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta.

- Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Đại Cồ Việt.

Bài 1 trang 31 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Nhà Đinh đã làm được gì để xây dựng đất nước?

Trả lời:

Để xây dựng đất nước, nhà Đinh đã:

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

- Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ những chức vụ chủ chốt.

- Ông cho xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước, đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những người phạm tội.

Bài 2 trang 31 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Hãy miêu tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê.

Trả lời:

- Chính quyền trung ương:

+ Vua đứng đầu, năm mọi quyền hành.

+ Giúp việc cho vua có thái sư và đại sư.

+ Dưới vua là các chức quan văn, quan võ, các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

- Địa phương:

+ Chia nước làm 10 lộ. Dưới lộ là phủ và châu, hầu hết quan lại đều là võ tướng.

Bài 3 trang 31 Sử 7 Bài 9 ngắn nhất: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

Trả lời:

Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền dịch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng quân thủy quân địch bị đánh lùi.

- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt, hơn nữa chúng không thể vừa kết hợp với quân thủy nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước.

=> Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/10/2023