logo

Soạn sử 7 Bài 7 ngắn nhất: Những nét chung về xã hội phong kiến

Tổng hợp, Soạn sử 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Lịch sử 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. 

Click để tham khảo 3 bộ Soạn sử 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Soạn Sử 7 Bài 7: Văn hóa Trung Quốc - Cánh Diều

Soạn Sử 7 Bài 7: Vương quốc Lào - Kết nối tri thức

Soạn Sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - Chân trời sáng tạo

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến trong sách giáo khoa Lịch sử 7 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 7 bài 7 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.

- Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.

- thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

Soạn sử 7 Bài 7 ngắn nhất: Những nét chung về xã hội phong kiến

Trả lời Câu hỏi và bài tập Sử 7 bài 6 ngắn nhất

Bài 1 trang 24 Sử 7 Bài 6 ngắn nhất: Xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?

Trả lời:

- Ở phương Đông xã hội phong kiến được hình thành từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X.

- Ở phương Tây xã hội phong kiến được hình thành từ V đến thế kỉ X.

Bài 2 trang 24 Sử 7 Bài 6 ngắn nhất: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?

Trả lời:

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây đều là kinh tế nông nghiệp là chính, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Trong đó, sản xuất nông nghiệp lạc hậu bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

Bài 3 trang 24 Sử 7 Bài 6 ngắn nhất: Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?

Trả lời:

- Các giai cấp chính:

+ Ở phương Đông là địa chủ và nông dân lĩnh canh (tá điền).

+ Ở phương Tây là Lãnh chúa và nông nô.

- Quan hệ giữa các giai cấp:

Địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân lĩnh canh và nông nô bằng địa tô. Mâu thuẫn giai cấp luôn luôn tồn tại là nguyên nhân bùng nổ các phong trào khởi nghĩa nông dân.

Bài 4 trang 24 Sử 7 Bài 6 ngắn nhất: Thế nào là chế độ quân chủ?

Trả lời:

Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu, thiết lập bộ máy cai trị để bóc lột và đàn áp các giai cấp khác.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/10/2023