logo

Giáo dục quốc phòng 10 Bài 4 ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn Giáo dục quốc phòng 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ngắn gọn bám sát nội dung bộ Sách mới Giáo dục quốc phòng 10 - Kết nối tri thức

Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức


Khởi động

Quan sát Hình 4.1 và trả lời câu hỏi:

1. Hình nào có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?

2. Kể tên các loại hình giao thông ở Việt Nam. 

Soạn GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông - Kết nối tri thức

Lời giải:

1. Hình b, c.

2. Các loại hình giao thông ở Việt Nam: đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không,  đường bộ. 


I. Nhận thức chung

1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Câu hỏi: Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông nào?

Lời giải:

Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông như: đường bộ, đường hàng không, đường thủy. 

2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Câu hỏi: Theo em, độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?

Soạn GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông - Kết nối tri thức

Lời giải:

Cá nhân em nghĩ rằng độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là người đủ 16 tuổi trở lên. 

3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Câu hỏi: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa phòng ngừa và đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 

Lời giải:

Sự khác nhau giữa phòng ngừa và đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông:

Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự ATGT có chủ thể thực hiện là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội công dân, nhằm triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.  

Đấu tranh chống vi phạm về trật tự ATGT có chủ thể là các cơ quan quản lí nhà nước nhằm nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật từ đó, áp dụng các biện pháp xử lí tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự ATGT. 


II. Trách nhiệm của học sinh

1. Trách nhiệm chung

b. Thực hiện nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông

Câu hỏi 1: Hãy cho biết ý nghĩa của các động tác trong Hình 4.2.

Soạn GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông - Kết nối tri thức

Câu hỏi 2:

Hãy cho biết ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông khi các màu đỏ, vàng, xanh được bật sáng. 

Hãy quan sát các biển báo hiệu giáo thông và rút ra đặc điểm nhận biệt của các nhóm biển ở hình 4.3.

Soạn GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông - Kết nối tri thức

Câu hỏi 3: Khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không, em phải thực hiện những yêu cầu nào?

Lời giải:

Câu hỏi 1: Ý nghĩa của các động tác trong Hình 4.2: 

Hình a: Người tham gia giao thông dừng lại cả hai chiều. 

Hình b: Người tham gia giao thông được đi một chiều theo hướng gậy. 

Hình c: Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại. 

Hình d: Người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng hẳn lại. 

Hình e: Người đi phía trước và phía sau người điều khiển dừng lại. Người đi bên trái và bên phải người điều khiển được phép đi tất cả  các hướng.

Câu hỏi 2: Ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông khi các màu đỏ, vàng, xanh được bật sáng:

Tín hiệu đèn xanh: Cho phép xe đi.

Tín hiệu đèn vàng: Cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại ở trước vạch sơn “Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Tín hiệu đèn đỏ: Phương tiện tham gia giao thông và người tham gia giao thông dừng lại.

Đặc điểm nhận biệt của các nhóm biển ở Hình 4.3:

Nhóm biển báo cấm: Hình tròn nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển có viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Nhóm biển báo nguy hiểm:

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Khi gặp loại biển này, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

Biển báo nguy hiểm có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Hình tam giác đều có ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên. (trừ biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới)

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có 83 biển có mã W. 

Nhóm biển báo hiệu lệnh: 

Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.

Biển hiệu lệnh gồm 65 biển (có mã R và R.E).

Câu hỏi 3: Khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không, em phải thực hiện những yêu cầu:

Đối với giao thông đường sắt: 

Tất cá các phương tiện tham gia giao thông đường sắt phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ.

Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn khi đèn tín hiệu tắt, rào chắn đã mở, tín hiệu chuông báo ngừng mới được đi qua. 

Đối với hoạt động giao thông đường thủy nội địa: mọi người phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện.

Đối với hoạt động giao thông đường hàng không: mọi người phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hành không. 

2. Hành động cụ thể

Câu hỏi: Em sẽ tuyên truyền như thế nào khi có người thân vi phạm pháp luật về trật tự ATGT. 

Lời giải:

Khi có người thân vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, em sẽ tuyên truyền:

Tác hại của vi phạm pháp luật về ATGT. Hoạt động này đang diễn ra từng giờ, từng ngày. Nó có thể lấy đi sinh mạng quý giá của con người. Đáng buồn hơn là không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là các bạn học sinh, sinh viên. Bởi vậy, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết, tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT.

Cần tuyên truyền thông qua nhiều hình thức khác nhau như: hát, hình ảnh, dẫn chứng các câu chuyện có thật...


Vận dụng

1. Hãy liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT mà em thường thấy và tuyên truyền cho các bạn trong lớp để phòng ngừa các vi phạm đó.

2. Hãy chọn một trong các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT mà em thường thấy để phân tích về các dấu hiệu vi phạm. 

3. Tập nhận biết báo hiệu đường bộ và thực hiện các động tác điều khiển giao thông. 

Lời giải:

1. Liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT mà em thường thấy: 

Không đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy

Thản hiên rẽ trái, rẽ phải, sang đường tủy tiện, không chú ý các phương tiện giao thông đằng trước, đằng sau. 

Vượt đèn đỏ, sử dụng chất cồn khi lái xe

Chở người quá quy định cho phép

Một bộ phận thanh niên mới lớn thích thể hiện mình nên tham gia các hoạt động đua xe, lạng lách, ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác. 

Một số người vì lợi ích cá nhân mà bất chấp rải đinh trên đường, gây nguy hiểm cho người khác. 

Tuyên truyền cho các bạn trong lớp để phòng ngừa các vi phạm đó: 

-  Hiện nay an toàn giao thông là vấn đề của toàn xã hội. Khắp nẻo đường gần xa chúng ta đều thấy hình ảnh băng rôn “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. Chúng ta cần phải hiểu những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy là do người điều khiển phương tiện uống rượu bia khi tham gia giao thông, do không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu... Đối với xe đạp điện phần lớn là do chủ quan, nhiều người cho rằng xe đạp điện là phương tiện giao thông đơn giản giống như xe đạp thông thường nên chưa chú ý trọng việc chấp hành ATGT, nhất là lỗi không đội mũ bảo hiểm. Đa phần xe đạp điện có thể đi ở tốc độ 35-40km/h. Tốc độ này là bình thường với xe máy nhưng là tốc độ cao với xe đạp điện. Xe đạp điện nhẹ hơn xe máy rất nhiều nên ở tốc độ này không hề an toàn, dễ gây TNGT. Bên cạnh đó, hầu hết người sử dụng xe đạp điện là các bạn học sinh, kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thông chưa nhiều nên dễ xảy ra tai nạn. Các hình thức xử lý hiện tại chưa đủ sức răn đe... Do vậy, về lâu dài, để hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để làm gương, răn đe. Đồng thời, người sử dụng phương tiện giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, đi đường  quan sát,không phóng nhanh vượt ẩu, dàn hàng ngang…, không lạng lách, đánh võng... gây mất trật tự và mất an toàn giao thông cho những người đang tham gia giao thông. An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. Chúng ta hãy thực hiện tổ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đồng thời hãy là một tuyên truyền viên tích cực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, xây dựng một xã hội an toàn, văn minh.

2. Chọn một trong các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT thường thấy để phân tích về các dấu hiệu: Không đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy. Cảnh sát, công an đang làm nhiệm vụ phát hiện người điều khiển phương tiện giao thông xe máy không đội mũ bảo hiểm thì cá nhân có thẩm quyền hoàn toàn có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông dừng lại để nhắc nhở và có hình phạt phù hợp. 

3. HS thực hành tập nhận biết báo hiệu đường bộ và thực hiện các động tác điều khiển giao thông. 

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDQP 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 27/10/2022