logo

Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1 ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngắn gọn bám sát nội dung bộ Sách mới Giáo dục quốc phòng 10 - Kết nối tri thức

Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức


Khởi động

Câu 1. Quan sát Hình 1.1 và cho biết: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những thành phần nào?

Câu 2. Hãy kể về những người thân hoặc người xung quanh hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân mà em biết. 

Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức

Câu trả lời:

Câu 1. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm Quân đội nhân dân Việt Nam,  Công an nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ. 

Câu 2. Một số tấm gương tiêu biểu hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam: Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức, Bác sĩ Đặng Thùy Trâm, Đại tá Đinh Thị Vân,...


Khám phá


I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam

1. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam

Câu hỏi: Hãy lựa chọn hình ảnh có nội dung phù hợp với từng đoạn văn.

Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức
Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức

Lời giải:

Đoạn văn

Hình ảnh

a

d

b

c

c

b

d

a

2. Bản chất của quân đội nhân dân Việt Nam

Câu hỏi: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?

Lời giải:

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc.

3. Truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam

Câu hỏi: Hãy nêu các truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. 

Lời giải:

Các truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam:

1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Quân đội luôn chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH 

2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng

Quân đội luôn quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hi sinh gian khổ, xã thân vì sự nghiệp cách mạng và luôn biết sử dụng nghệ thuật quân sự trong chiến tranh.  

3. Gắn bó máu thịt với nhân dân.

Quân đội ta từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu.

4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh

Sức mạnh của quân đội xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác, nghiêm minh.

5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công

Quân đội ta luôn phát huy tinh thân khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cả trong chiến đấu, lao động sản xuất và công tác. 

6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thuỷ chung với bè bạn quốc tế.


II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của công an nhân dân Việt Nam

1. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam

Câu hỏi:

Hãy nêu các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Công an nhân dân.

Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của Công an nhân dân qua từng thời kì là gì?

Lời giải:

Các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Công an nhân dân:

Thời kì hình thành (1930-1945).

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-19750).

Đất nước thống nhất. 

Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của Công an nhân dân qua từng thời kì:

Thời kì hình thành (1930-1945): 

Đảng ta thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian,...để ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng, đây là các tổ chức tiền thần của Công an nhân dân.

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Hồ Chí Minh, ngày 19/8/1945, Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng. 

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954): Công an nhân dân góp phần bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia cùng chiến đấu; cùng với các lực lượng khác và nhân dân trên cả nước làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975):

Công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN ở miền Bắc; giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam; tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

Từ 1973-1975, công an nhân dân cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Đất nước thống nhất: 

Công an nhân dân là lực nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự ATXH, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

Làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 

2. Bản chất công an nhân dân Việt Nam

Câu hỏi: Hãy nêu bản chất của Công an nhân dân Việt Nam. 

Lời giải:

Bản chất của Công an nhân dân Việt Nam: 

Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ XHCN.

Mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và dân tộc sâu sắc.

3. Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam

Câu hỏi:

Hãy nêu truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam.

Hãy sưu tầm thêm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam. 

Lời giải:

Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam:

Công an nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhân dân Việt Nam; chiến đấu anh dũng không ngại hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.

Công an nhân dân từ Nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.

Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực khách quan.

Phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỷ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.

Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương quyết, khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm.

Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác; tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học – kỹ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu.

Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, có nghĩa, có tình.

Sưu tầm thêm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam:

Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức
Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức

 

Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức

III. Lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

1. Lịch sử dân quân tự vệ

Câu hỏi:

Hãy nêu sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì. 

Hãy sưu tầm thêm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của Dân quân tự vệ. 

Lời giải:

Sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì:

Thời kì hình thành (1930-1945): 

Nghị quyết về Đội Tự vệ là nghị quyết đầu tiên của Đảng nhằm tổ chức, chỉ đạo, xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ. 

Lúc đầu, lực lượng dân quân tự vệ chỉ có các đội nhỏ, lẻ; vừa chiến đấu, vừa không ngừng lớn mạnh.

Đến tháng 8/1945, đã phát triển lên tới vài chục nghìn người, cùng toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8/1945. 

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954): lực lượng dân quân tự vệ ngày càng phát triển, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, thực hiện chiến tranh du kích ở địa phương.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975): dân quân tự vệ ở miền Bắc tích cực tham gia sản xuất chi viện cho miền Nam ruột thịt. Dân quân đánh địch bằng mọi vũ khí, vận dụng các hình thức chiến thuật hết sức phong phú, sáng tạo, cùng quân và dân cả nước đánh bại các chiến lược của Mỹ.

Từ năm 1975 đến nay: lực lượng dân quân tự vệ phát triển về cả chất lượng, số lượng; hoạt động ngày càng gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương. 

Sưu tầm thêm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của Dân quân tự vệ:

Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức
Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức
Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức

2. Truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ

Câu hỏi:

Hãy nêu nội dung cơ bản của truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ.

Hãy nêu cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng. 

Lời giải:

Nội dung cơ bản của truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ: Hết lòng trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng là cách đánh du kích, trở thành di sản vô giá trong kho tàng Nghệ thuật quân sự Việt Nam. 


Luyện tập

Câu 1. Nêu những nét cơ bản về Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các giai đoạn. 

Câu 2. Sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ. 

Lời giải:

Câu 1. Những nét cơ bản về Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các giai đoạn:

Không khoan nhượng trước kẻ thù xâm lược. 

Toàn dân đánh giặc.

Linh hoạt thế, lực, thời, mưu với nhiều cách đánh sáng tạo.

Tính nhân văn, dân tộc sâu sắc.

Câu 2. Sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ:

Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam: Người Việt Nam phải sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp kể từ cuối thế kỷ XIX với những thất bại liên tiếp của triều đình nhà Nguyễn. Vào thời điểm đó, Pháp luôn nằm trong những đế chế mạnh nhất thế giới với số lượng thuộc địa khổng lồ, trải dài từ Châu Mỹ, châu Phi cho tới Châu Á mà đặc biệt là ở bán đảo Đông Dương. Ước tính trong giai đoạn 1920 – 1930, lãnh thổ dưới quyền cai trị của Pháp có diện tích lên tới hơn 13 triệu km2. Như một lẽ tất yếu, quân đội của đế chế này cũng luôn được xếp vào hạng hiện đại, tối tân nhất lúc bấy giờ. Thế nhưng, gần 80 năm áp đặt ách thống trị tại Việt Nam, thực dân Pháp đã phải đối mặt với dân tộc kiên cường và không bao giờ chịu khuất phục. Những trận chiến của quân đội triều đình có thể thua, nhưng không vì thế mà người Việt Nam chịu đầu hàng. Niềm tin và ý chí ấy được thể hiện rõ qua những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ, tự phát và sau này là cuộc kháng chiến trường kỳ của quân đội nhân dân Việt Nam với đỉnh cao là đại thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Nhìn lại lịch sử, chúng ta không khỏi bất ngờ khi biết rằng năm 1944, vào thời điểm mới thành lập, quân đội ta chỉ vỏn vẹn có 34 chiến sĩ với vũ khí thô sơ dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, điều đó không thể làm nản lòng ý chí quyết tâm đánh bại kẻ thù của những người lính cụ Hồ. Để rồi 10 năm sau ngày thành lập, đội quân ấy chiến đấu vô cùng bền bỉ và đánh sập "pháo đài bất khả xâm phạm" Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng dưới sự hậu thuẫn Mỹ.

Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam: Đang trong lúc làm nhiệm vụ trực gác tại Vọng gác Tỉnh ủy An Giang, chiến sỹ Bùi Minh Đức đã kịp thời dùng bình chữa cháy dập tắt khi chiếc xe vừa bốc cháy, đồng thời truy hô. Ngay lúc này, 02 chiến sỹ trẻ Dương Trọng Hữu và Võ Quốc Thái không quản ngại hiểm nguy đã nhanh chóng nhảy xuống dòng nước đang chảy mạnh cứu vớt nạn nhân. Đoạn sông này ngày thường rất nguy hiểm và khi mùa lũ về lại càng nguy hiểm hơn với những con nước xoáy sâu, tuy nhiên không chút do dự, chiến sỹ Dương Trọng Hữu và Võ Quốc Thái đã nhanh chóng vượt qua những con sóng mạnh và sự kháng cự của nạn nhân, đưa nạn nhân vào bờ trước sự cảm phục của đông đảo người dân. “Hai chú Công an lao xuống sông, rồi nhờ chị Thủy đưa đò ném phao xuống, nhưng cô gái đó vùng vẫy, đạp phao ra. Chúng tôi thì đâu biết lội, mà giả sử biết lội cũng không dám nhảy xuống. Vì nước sông chảy mạnh lắm. Hôm đó nếu không có mấy chú Công an thì không biết làm sao nữa” - một người dân chứng kiến vụ việc bày tỏ.

Truyền thống của Dân quân tự vệ: Nhân dịp Hội nghị dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc diễn ra tại Việt Bắc ngày 27 tháng 5 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư “Gửi nam nữ dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc”. Trong thư Người khen ngợi và đánh giá cao vai trò của lực lượng dân quân, tự vệ và du kích. Người viết: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân quân tự vệ và du kích là một lực lượng trong chiến tranh Nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương.


Vận dụng

Câu hỏi: Biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã không tiếc máu xương vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 300 từ để nói lên tình cảm và lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh đi trước. 

Lời giải:

Lắng nghe bao tấm gương hào hùng mà các bậc cha anh đã tận tụy và cống hiến quên cả bản thân mình cho Tổ quốc, chúng ta thật xót xa trước hình ảnh những thanh niên, những người thiếu nữ tuổi đôi mươi với đôi mắt xa xăm hiện lên ngọn lửa cháy rực tình yêu quê hương đất nước, với một trái tim ấm nồng nhưng cháy bỏng tinh thần dũng cảm, kiên cường bước đi theo tiếng gọi thiêng liêng vinh quang. Những hình ảnh xông pha ra trần, vác trên mình súng đạn ngày đêm vận chuyển cho chiến trường miền Nam, là hình ảnh người chiến sỹ đưa tin liên lạc, cả con đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” trải đầy bom đạn...tất cả đã hình thành nên khí thế hào hùng vì độc lập của dân tộc, quyết chiến, quyết thắng, quyết hy sinh. Máu của các anh đã nhuộm màu lòng tin sắt son cho thế hệ trẻ sau này, hồn thiêng của các bậc cha anh vẫn luôn dõi theo trên những bước chân, đường đi tiến bước của quê hương dân tộc Việt Nam anh hùng.

Là tương lai của đất nước, thế hệ trẻ chúng ta ngày hôm nay có quyền tự hào về thế hệ các vị anh hùng, các bậc cha anh đi trước. Trên tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân quên mình”, mỗi chúng ta hãy noi gương các vị anh hùng liệt sỹ bằng những hành động cụ thể thiết thực, cống hiến hết khả năng mình cho đất nước, làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Là một học sinh, chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi đạo đức, rèn luyện sức khỏe để cống hiến cho đất nước. Bởi “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. 

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDQP 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam  trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 27/10/2022