logo

Giáo dục quốc phòng 10 Bài 5 ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn Giáo dục quốc phòng 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ngắn gọn bám sát nội dung bộ Sách mới Giáo dục quốc phòng 10 - Kết nối tri thức

Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 5 ngắn nhất Kết nối tri thức


Khởi động

Câu hỏi:

Quan sát Hình 5.1 và cho biết ý nghĩa của những công việc mà các lực lượng vũ trang nhân dân đã làm. 

Soạn GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Kết nối tri thức

Lời giải:

Ý nghĩa của những công việc mà các lực lượng vũ trang nhân dân đã làm:

  • Hình a: Tuần tra, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội.
  • Hình b: Lực lượng Công an nhân dân diễu hành.
  • Hình c: Dân quân tự vệ tập luyện chiến đấu, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội.

Khám phá


I. Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

1. Một số khái niệm

Câu hỏi: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là gì?

Lời giải:

Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.  Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.


II. Nhiệm vụ của công dân trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

2. Nhiệm vụ cụ thể

Câu hỏi: Em và người thân em tham gia những hoạt động gì để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 

Lời giải:

Để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, em và người thân em đã tham gia những hoạt động:

Thực hiện yêu cầu của các cơ quan chức trách về an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. 

Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH khắc phụ sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH.

Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự ATXH nơi gần nhất. 

Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH.


III. Trách nhiệm của đảng, nhà nước và các lực lượng vũ trang trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

2. Trách nhiệm của các lực lượng vũ trang

Câu hỏi: Em hãy nêu những hoạt động của lực lượng Công an, Dân quân xã (phường) để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH trên địa bàn. 

Lời giải:

Những hoạt động của lực lượng Công an, Dân quân xã (phường) để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH trên địa bàn:

Hoạt động của lực lượng Công an: 

Quán triệt, thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ đối với công an, nhất là tư tưởng “công an là bạn dân”, “phục vụ và bảo vệ dân”, “dựa vào lực lượng của dân, tổ chức và đoàn kết được dân thì mọi việc sẽ thành công”.

Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền trong lực lượng công an nhân dân, trong xã hội về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm thường xuyên và có hiệu quả. 

Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng, các mục tiêu, công trình trọng điểm.

Xây dựng, ban hành, thực hiện Luật, cần tiếp tục làm rõ nội dung các mục, các điều khoản trong cơ cấu văn bản luật, các điều kiện cần và đủ để xây dựng và thực hiện Luật trong thực tế.

Chủ động, nhanh chóng, linh hoạt “chuyển trạng thái”, phát huy vai trò nòng cốt, tuyến đầu xung kích, tổ chức các đợt chuyển quân lớn, bất kể ngày đêm, tích cực tham gia, đóng góp toàn diện trong phòng, chống dịch Covid-19, ổn định xã hội.

Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Cấp và quản lý Căn cước công dân; triển khai cấp số định danh cá nhân trên toàn quốc; kết nối với các bộ, ngành có đủ điều kiện; khai thác có hiệu quả ứng dụng trên nền tảng cơ sở dữ liệu dân cư. Trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí. Công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu duy trì thường xuyên, kịp thời.

Chủ động dự báo tình hình, triển khai linh hoạt, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, trong đó đẩy mạnh “ngoại giao vắc-xin” trong bối cảnh dịch Covid-19.

Hoạt động của Dân quân xã (phường): 

Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh, trật tự, phòng gian, bảo mật, phòng, chống chiến tranh tâm lý của thế lực thù địch trong tình trạng chiến tranh.

Bảo vệ các mục tiêu được giao; tuần tra, trấn áp tội phạm; quản lý các đối tượng chính trị; phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn và hoạt động của lực lượng phản động ở địa phương móc nối, cấu kết với lực lượng thù địch bên ngoài để gây bạo loạn, lật đổ.

Thực hiện chủ trương, biện pháp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực có chiến sự; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.


VI. Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội

2. Trách nhiệm của học sinh

Câu hỏi: Kể lại theo những chủ đề sau:Những hoạt động của trường em góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH.

Những cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội do các tổ chức đoàn ở địa phương phát động. 

Lời giải:

Những hoạt động của lực lượng Công an, Dân quân xã (phường) để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH trên địa bàn:

Hoạt động của lực lượng Công an: 

Xây dựng, ban hành, thực hiện Luật, cần tiếp tục làm rõ nội dung các mục, các điều khoản trong cơ cấu văn bản luật, các điều kiện cần và đủ để xây dựng và thực hiện Luật trong thực tế.

Quán triệt, thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ đối với công an, nhất là tư tưởng “công an là bạn dân”, “phục vụ và bảo vệ dân”, “dựa vào lực lượng của dân, tổ chức và đoàn kết được dân thì mọi việc sẽ thành công”.

Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền trong lực lượng công an nhân dân, trong xã hội về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm thường xuyên và có hiệu quả. 

Chủ động, nhanh chóng, linh hoạt “chuyển trạng thái”, phát huy vai trò nòng cốt, tuyến đầu xung kích, tổ chức các đợt chuyển quân lớn, bất kể ngày đêm, tích cực tham gia, đóng góp toàn diện trong phòng, chống dịch Covid-19, ổn định xã hội.

Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng, các mục tiêu, công trình trọng điểm.

Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Cấp và quản lý Căn cước công dân; triển khai cấp số định danh cá nhân trên toàn quốc; kết nối với các bộ, ngành có đủ điều kiện; khai thác có hiệu quả ứng dụng trên nền tảng cơ sở dữ liệu dân cư. Trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí. Công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu duy trì thường xuyên, kịp thời.

Chủ động dự báo tình hình, triển khai linh hoạt, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, trong đó đẩy mạnh “ngoại giao vắc-xin” trong bối cảnh dịch Covid-19.

Hoạt động của Dân quân xã (phường): 

Tuyên truyền, vận độngnhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh, trật tự, phòng gian, bảo mật, phòng, chống chiến tranh tâm lý của thế lực thù địch trong tình trạng chiến tranh.

Thực hiện chủ trương, biện pháp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực có chiến sự; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Bảo vệ các mục tiêu được giao; tuần tra, trấn áp tội phạm; quản lý các đối tượng chính trị; phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn và hoạt động của lực lượng phản động ở địa phương móc nối, cấu kết với lực lượng thù địch bên ngoài để gây bạo loạn, lật đổ.


Luyện tập

1. Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH tại địa phương?

2. Em hãy đề xuất với nhà trường những biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho người học. 

Lời giải:

1. Để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH tại địa phương, em sẽ: 

Thực hiện yêu cầu của các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH theo quy định của pháp luật. 

Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH khắc phụ sơ hở, thiếu xót trong việc thực hiện pháp luật về an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH.

Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH.

Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự ATXH nơi gần nhất. 

2. Đề xuất với nhà trường những biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho người học: 

Tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ quản lý, giáo viên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ học sinh; các văn bản quy định công tác quản lý nâng cao đạo đức nhà giáo; xây dựng môi truờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trường học.

Tăng cường công tác quản lý, tích cực phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, các vướng mắc phát sinh, thực hiện các giải pháp phòng ngừa bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học: Tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ các hoạt động học tập, vui chơi (phòng học, đồ dùng thí nghiệm, tường rào, lan can, khu vui chơi...) trong khuôn viên nhà trường, kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục, đảm bảo môi trường nhà trường an toàn.

Tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, kiến thức về giới và kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị bạo lực, xâm hại; thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, bảo vệ học sinh.

Tuyên truyền, giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, tham gia các hoạt động Đoàn, Đội; lao động giúp đỡ gia đình và tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoại động tình nguyện; không truy cập các website thiếu lành mạnh trên internet; không sử dụng ma túy, đánh bạc, đua xe; không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phòng, chống việc tuyên truyền của các hội, tôn giáo hoạt động trái phép.

Xây dựng các biện pháp xiết chặt kỷ cương, nề nếp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học; học sinh xúc phạm, nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên của nhà trường; giáo viên có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm với học sinh, bạo lực, bạo hành, xâm hại học sinh.

Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, nền nếp, kỷ cương trường học: có biện pháp ngăn ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không đề xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo; yêu cầu giáo viên phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và xử lý tình huống sư phạm; trong quá trình giáo dục, cần tôn trọng sự khác biệt, phù hợp đối tượng, giảm áp lực cho học sinh.

Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ; bộ quy tắc ứng xử văn hoá trường học. Tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại giữa Lãnh đạo nhà trường với phụ huynh học sinh, giáo viên và học sinh để kịp thời nắm thông tin, tâm tư, nguyện vọng và các vướng mắc phát sinh, từ đó giải quyết thấu đáo với mục tiêu tốt nhất cho học sinh, giáo viên; tổ chức tốt công tác tư vấn tâm lý học đường, công tác chủ nhiệm, công tác Đoàn, Đội; tích cực tổ chức hoạt động ngoại khóa, văn hoá, thể thao và các hoạt động tập thể tạo không khí vui vẻ, thân thiện giữa các thành viên nhà trường.

Tăng cường công tác tự kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học dường. Thực hiện tốt các giải pháp truyền thông trong giáo dục, vinh danh, tuyên truyền nhân rộng những tấm gương tiêu biểu, nhà giáo sáng tạo, tận tuỵ, hết lòng vì học sinh để lan toả trong toàn ngành và địa phương; phê bình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.


Vận dụng

1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm lên kế hoạch và thực hiện một công việc góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH.

2. Em hãy sưu tầm những câu chuyện hoặc tranh ảnh về nội dung bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH tại địa phương và cho biết người dân nơi em sinh sống tham gia phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH như thế nào? 

Lời giải:

1. Kế hoạch thực hiện một công việc góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH:

Ban hành nội quy của nhà trường, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Pháp luật, các qui định về an ninh trật tự và nội qui của nhà trường. 

Xử lí nghiêm minh và kịp thời các hiện tượng học sinh vi phạm qui định về an ninh trật tự, nội qui của nhà trường.

Thực hiện nghiêm các qui định về bảo vệ cơ quan, ban hành qui chế làm việc của nhân viên bảo vệ trong việc bảo đảm an ninh trật tự và cơ sở vật chất của đơn vị. Bàn giao CSVC trong phòng học cho học sinh 2 lớp đang học quản lý, bảo quản.

Phối hợp tích cực với công an địa phương về xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự trong trường học, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp trộm cắp tài sản nhà trường, tài sản học sinh, gây rối, đánh nhau trong trường học.

Hàng năm thực hiện việc ký cam kết về thực hiện an ninh trật tự, về thực hiện an toàn giao thông, về phòng chống tội phạm và ma tuý giữa nhà trường với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thành niên và Ban đại diện cha mẹ học sinh, giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với từng học sinh.

Coi trọng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, bảo đảm cảnh quan sư phạm, xây dựng trường học an toàn, xanh - sạch - đẹp, thực hiện an ninh trật tự trường học, ngăn chặn sự xâm nhập các tệ nạn xã hội vào nhà trường.

Mỗi năm tổ chức ít nhất một buổi sinh hoạt ngoại khoá về các nội dung an ninh trật tự trường học, an toàn giao thông và phòng chống tệ nạn và ma túy. 

Tổ chức các hoạt động (như  mít tinh, cổ động, cuộc thi tìm hiểu, …) hưởng ứng tháng cao điểm phòng chống ma túy, tháng an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội và ma tuý

Phát động trào “Toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc” trong nhà trường, quan tâm xây dựng mô hình “tự quản” trong học sinh để từng bước phát huy tác dụng, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trường học an toàn về An ninh trật tự; nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên, học sinh trong việc phòng, chống tội phạm.

2. Sưu tầm những câu chuyện hoặc tranh ảnh về nội dung bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH tại địa phương: 

Soạn GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Kết nối tri thức
Soạn GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Kết nối tri thức

Người dân nơi em sinh sống tham gia phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH: 

Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước. 

Phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về an ninh quốc gia, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách để khắc phục kịp thời. 

Cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu cho cơ quan chuyên trách về hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH 

Thực hiện yêu cầu của các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH theo quy định của pháp luật. 

Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự ATXH.

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDQP 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 27/10/2022