logo

Giáo dục quốc phòng 10 Bài 8 ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn Giáo dục quốc phòng 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân ngắn gọn bám sát nội dung bộ Sách mới Giáo dục quốc phòng 10 - Kết nối tri thức

Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 8 ngắn nhất Kết nối tri thức


Khởi động

Câu hỏi: Qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc những người mà em biết công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, em thấy việc mang mặc trang phục và xưng hô chào hỏi của họ như thế nào?

Lời giải:

Trang phục, cách xưng hô của lực lượng vũ trang nhân dân: 

Quân đội nhân dân Việt Nam:

Trang phục: Trang phục thường dùng mùa hè, trang phục dự lễ mùa hè, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ. 

Cách xưng hô: Xưng hô với nhau bằng "đồng chí", "tôi". Sau tiếng "đồng chí", có thể gọi theo cấp bậc, tên, chức vụ.

Công an nhân dân Việt Nam:

Trang phục: Trang phục thường dùng thu đông,  lễ phục thu đông, trang phục thường dùng xuân hè, trang phục chuyên dùng. 

Cách xưng hô: Xưng hô với nhau bằng "đồng chí", "tôi". Sau tiếng "đồng chí", có thể gọi theo cấp bậc, tên, chức vụ.


Khám phá


I. Một số nội dung cơ bản của điều lệnh quản lí bộ đội 

1. Nhiệm vụ, chức tranh quân nhân

Câu hỏi: Quan sát Hình 8.1, ghép hình với thông tin phù hợp.

Soạn GDQP 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân - Kết nối tri thức

Lời giải:

Thông tin

Hình ảnh

1

a

2

c

3

b

4

e

5

d

2. Xưng hô, chào hỏi

Câu hỏi: Quân nhân bắt buộc phải gọi nhau bằng "đồng chí"  và xưng "tôi" tất cả thời gian trong ngày, như vậy có đúng điều lệ không? 

Lời giải:

Không đúng điều lệ. Vì quân  nhân không bắt buộc phải gọi nhau bằng “đồng chí” và xưng “tôi” tất cả các thời gian trong ngày. Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân có thể xưng hôi với nhau theo tập quán thông thường. 

3. Phong cách quân nhân 

Câu hỏi: Quan sát Hình 8.2, ghép hình với thông tin phù hợp.

Soạn GDQP 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân - Kết nối tri thức

Lời giải:

Thông tin

Hình ảnh

1

b

2

c

3

a

4

d

4. Trang phục Quân đội nhân dân 

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về một số loại trang phục trong Hình 8.3?

Soạn GDQP 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân - Kết nối tri thức

Lời giải:

Các trang phục ở Hình 8.3 rất trang nghiệm, lịch sự và đồng bộ, thể hiện đúng đặc trưng trang phục của Quân đội Nhân dân. 


II. Một số nội dung cơ bản điều lệnh công an nhân dân

1. Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ công an nhân dân 

Câu hỏi: Quan sát Hình 8.4, ghép hình với thông tin phù hợp.

Soạn GDQP 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân - Kết nối tri thức

Lời giải:

Thông tin

Hình ảnh

1

a

2

e

3

c

4

d

5

b

2. Xưng hô, chào hỏi

Câu hỏi: Cán bộ công an nhân dân có cùng chức vụ thì người nào có tuổi đời ít hơn (mặc dù cấp bậc cao hơn) phải chào trước có đúng điều lệ không?

Lời giải:

Không đúng điều lệ. Theo khoản 1, Điều 36, cấp dưới phải chào cấp trên trước, cùng chức vụ thì người nào có cấp bậc thấp hơn phải chào trước. 

3. Những điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân 

Câu hỏi: Quan sát Hình 8.5, ghép hình với thông tin phù hợp. 

Soạn GDQP 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân - Kết nối tri thức

Lời giải:

Thông tin

Hình ảnh

1

b

2

d

3

a

4

c

4. Trang phục Công an nhân dân 

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về một số loại trang phục trong Hình 8.6?

Lời giải:

Các trang phục ở trong Hình 8.6 là những trang phục rất trang trọng, nghiêm trang, đồng bộ phù hợp với từng điều kiện thời tiết, môi trường và đối với một số hoạt động đặc thủ sẽ có thêm đồ bảo hộ.


Luyện tập

Câu hỏi:

1. Theo Điều lệnh Quản lí bộ đội quân nhân xưng hô như thế nào?

2. Thiếu tá Nguyễn Văn X trưởng công an phường A sinh năm 1980; Trung tá Trần Văn Y trưởng công an phường B sinh năm 1982. Theo em, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu gặp nhau thì trưởng công an phường nào phải chào trước theo điều lệ?

Lời giải:

1. Theo Điều lệnh Quản lí bộ đội quân nhân xưng hô: 

Quân nhân gọi nhau bằng "đồng chí" và xưng "tôi", sau tiếng "đồng chí", có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà mình định tiếp xúc. 

Đối với cấp trên, có thể gọi là "Thủ trưởng". 

Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân xưng hô với nhau theo tập quán thông thường. 

2. Thiếu tá Nguyễn Văn X trưởng công an phường A sinh năm 1980; Trung tá Trần Văn Y trưởng công an phường B sinh năm 1982. Theo em, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu gặp nhau thì trưởng công an phường A phải chào trước theo điều lệ. Vì cấp bậc Trung Tá của thủ trưởng công an phường B cao hơn. 


Vận dụng

Câu hỏi:

1. Em thấy việc xưng hô, chào hỏi của mình giống và khác gì so với phong cách quân nhân?

2. Em hãy tìm hiểu các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày của quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam?

3. Từ những kiến thức đã học về Điều lệnh quản lí bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân em vận dụng vào sinh hoạt, học tập và công tác như thế nào?

Lời giải:

1. Em thấy việc xưng hô, chào hỏi của mình giống và khác so với phong cách quân nhân:

Giống nhau: xưng "tôi" hoặc gọi theo tập quán thông thường.

Khác nhau: Quân nhân gọi nhau bằng "đồng chí" và xưng "tôi", sau tiếng "đồng chí", có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà mình định tiếp xúc.  Đối với cấp trên, có thể gọi là "Thủ trưởng". Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân xưng hô với nhau theo tập quán thông thường. Còn em có thể xưng hô với mọi người theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào vai vế, chức vụ, quan hệ của người được gọi. 

2. Các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày của quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam:

  1. Treo quốc kỳ
  2. Thức dậy
  3. Thể dục buổi sáng
  4. Kiểm tra sáng
  5. Học tập
  6. Ăn uống
  7. Lau vũ khí, khí tài trang bị
  8. Thể thao, tăng gia sản xuất
  9. Đọc báo, nghe tin
  10. Điểm danh, điểm quân số
  11. Ngủ nghỉ

3. Từ những kiến thức đã học về Điều lệnh quản lí bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân em vận dụng vào sinh hoạt, học tập và công tác:

HS xây dựng và trình bày trước lớp thời khóa biểu sinh hoạt, học tập trong ngày của bản thân (tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, khả năng thực hiện của từng HS) theo gợi ý:

Lên danh sách các công việc cần làm, có thể vào buổi tối hôm trước, trước khi đi ngủ. 

Hiểu về bản thân của mình, tìm ra được khoảng thời gian “vàng”, thời gian tập trung nhất để học tập đạt hiệu quả. 

Xây dựng thời gian biểu phù hợp với bản thân. 

Một số lưu ý khi lập thời gian biểu:

Cố định những hoạt động lặp đi lặp lại như vệ sinh cá nhân, ăn cơm,...

Không nên sắp xếp các công việc học tập liền sát nhau, xen kẽ những khoảng thời gian nghỉ ngơi, 5 phút hoặc 10 phút tủy thuộc vào nhu cầu bản thân. 

Tạo thói quen tuân thủ thời gian biểu.

Ví dụ: Thức dậy, thể dục sáng, ăn sáng, học tập, ăn uống, học phụ đạo, thể dục thể thao, ăn tối, học tập, thư giãn nghỉ ngơi, ngủ tối. 

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDQP 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDQP 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 27/10/2022