logo

Giải bài tập SGK GDCD 7 Bài 6 trang 32, 33, 34, 35 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 32, 33, 34, 35 bám sát nội dung bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 32 sách giáo khoa GDCD 7

Em hãy viết ra giấy các điều sau và chia sẻ với người bạn của em.

- Ba điều em sợ nhất.

- Ba điều em ghét nhất.

- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất.

- Ba điều em muốn thay đổi nhất.

Lời giải

- Ba điều em sợ nhất:

· Bị mẹ phát hiện yêu đương, bị thầy cô gọi về nhà, sợ phải gặp ma.

- Ba điều em ghét nhất:

· Em ghét phải ra ngoài đường vào trưa nắng, em ghét phải ăn rau, em ghét phải đi nhờ xe một ai đó.

- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất:

· quá nhiều bài tập về nhà, ôn thi, bị so sánh với con nhà người ta.

- Ba điều mà em muốn thay đổi nhất: 

· Học thêm một ngoại ngữ mới, thay đổi về ngoại hình, chăm chỉ học tập.


Khám phá

Trả lời câu hỏi trang 33 sách giáo khoa GDCD 7

1. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo

- Theo em, tình huống nào có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh?

- Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống nào dẫn đến căng thẳng? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi gặp tình huống ấy.

Lời giải

- Tình huống có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh là: cả bốn bức tranh.

+ Tình huống 1:

· Bạn nam bị một bạn khác trêu, bạn nam tỏ vẻ khó chịu đối với bạn kia, có thể khiến cho bạn sợ hãi, lo lắng.

+ Tình huống 2:

· Bài toán quá khó, không nghĩ ra phương án giải, có thể khiến cho bạn áp lực, lo lắng.

+ Tình huống 3: 

· Bạn nữ bị một chú tiếp cận, tay chú ấy còn để lên vai bạn nữ, chú ấy muốn bạn nữ vào trong nhà, điều đó có thể khiến bạn ấy cảm thấy lo sợ bị người lạ đó tấn công mình.

+ Tình huống 4:

· Dự đoán việc bị tai nạn có thể khiến cho bạn nữ cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

- Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống dẫn đến căng thẳng như:

· Đánh rơi cái ly khiến nó bị vỡ.

· Thầy cô gọi điện thoại cho bố mẹ.

· Đi chơi nhưng quên xin phép.

· làm bài thi không tốt.

· Sau khi bố mẹ hộp phụ huynh về và cầm theo bản điểm.

Trả lời câu hỏi trang 33 sách giáo khoa GDCD 7

2. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo

- Vì sao H không thể tập trung làm bài kiểm tra?

- Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện gì?

Lời giải

- H không thể tập trung làm bài thi vì: 

· Bố mẹ muốn H đạt kết quả tốt hơn, sự kì vọng của bố và mẹ quá lớn. H cảm thấy áp lực với lượng kiến thức nhiều và khó. Không những thế, các bạn cùng lớp toàn là học sinh giỏi của khối, khiến cho bạn thấy áp lực hơn so với các bạn xung quanh.

- Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện như:

· Khó chịu.

· Cảm thấy cả người thiếu đi sức sống.

· Lo lắng, sợ hãi.

· Buồn bã, không thể tập trung làm việc gì.

· khiến tâm tình trở nên khó chịu, hay bực tức nhăn nhó.

Trả lời câu hỏi trang 33 sách giáo khoa GDCD 7

3. Em hãy quan sát tranh và cho biết nguyên nhân, hậu quả của những trường hợp sau:

[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo

Lời giải

- Bức tranh 1:

+ Nguyên nhân:

· Một bạn nữ bị các bạn khác tẩy chay.

+ Hậu quả: 

=>  Bạn Bạn ấy sẽ cảm thấy buồn bã, chán nản, bị bạn bè xa lánh khiến bạn có thể khiến bạn không tập trung vào việc học, không những vậy còn hình thành cho bạn một tâm lí khép mình, sợ giao tiếp, những câu nói của các bạn sẽ trở thành một vết thương lòng của bạn.

- Bức tranh 2:

+ Nguyên nhân: 

· Mặt bạn gái bị nổi nhiều mụn.

+ Hậu quả:

=>  Bạn H sẽ cảm thấy tự ti về bản thân, ngại tiếp xúc với mọi người, bạn ấy sẽ trở nên khép mình, không tự tin trong việc học lẫn những việc khác.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 34 sách giáo khoa GDCD 7

1. Em hãy liệt kê các tình huống gây căng thẳng mà học sinh thường gặp.

Lời giải

- Các tình huống gây căng thẳng mà học sinh thường gặp:

· Mắc vệ sinh trong giờ kiểm tra.

· Đi học trễ.

· Rớt môn.

· Thể dục chưa đạt.

· Chưa học bài cũ trước khi đến lớp.

· Cô giáo gọi em lên bảng kiểm tra bài cũ nhưng bản thân vẫn chưa thuộc bài.

· Các bạn trong lớp tẩy chay.

· Có người lạ bám theo sau.

· Các bạn nữ vào những ngày cơ thể khác thường.

Trả lời câu hỏi trang 34 sách giáo khoa GDCD 7

2. Em hãy đọc tình huống sau và nêu nguyên nhân gây căng thẳng cho H.

[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo
[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo

Lời giải

- Nguyên nhân gây căng thẳng cho H:

· Gia đinh có hoàn cảnh khó khăn, bố H bị tai nạn nên mẹ bạn vào viện chăm sóc bố mỗi ngày, H thì đang tuổi đi học, phải tốn kém chi tiêu nhiều thứ. Mẹ phải gánh vác mọi thứ trong gia đình nên bạn thương mẹ. Vì không dám xin tiền học nên H đã cảm thấy rất mặc cảm và tự ti về bản thân và bạn có ý định bỏ học để phụ giúp mẹ

Trả lời câu hỏi trang 35 sách giáo khoa GDCD 7

3. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo

- Theo em, điều gì làm cho K trở nên tức giận và dễ nóng tính?

- Sự căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của K?

Lời giải

- K trở nên tức giận và dễ nóng tính bởi vì:

· Căn nhà bạn vừa chuyển đến cạnh nhà có bạn H đam mê nhạc rock, cả ngày đánh trống làm ồn ào, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bạn, khiến bạn khó chịu, khó tập trung vào bất cứ việc gì.

- Sự căng thẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của K là:

· Khiến cho bạn K khó ngủ, không thể tập trung làm bất cứ việc gì.

· K ngày càng khó chịu, tức giận bạn H.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 35 sách giáo khoa GDCD 7

1. Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Lời giải

- Tình huống mà em từng gặp:

· Khi còn học ở trường cũ, mỗi khi đến lớp em điều thấy trong ngăn bàn những tờ giấy đe dọa, và chê bai ngoại hình của em, không những vậy, sách vỡ còn bị xé rách.

- Nguyên nhân, biểu hiện:

· Em cảm thấy rất lo sợ về những lời đe dọa đó, em cũng rất buồn và cảm thấy tự ti về bản thân nữa, em trở nên ít nói và khép mình lại.

- Cách xử lí:  

· Em giữ cho bản thân thật bình tĩnh, và em quyết định báo cáo việc này với giáo viên chủ nhiệm. Sau một thời gian điều tra thì đã biết người đó là ai, bạn ấy đã xin lỗi em và hữa là sẽ không có lần sau nữa. Từ đó về sau, trong ngăn bàn em không còn xuất hiện những thứ đó nữa, cuộc sống cũng vui vẻ hẳn lên.

Trả lời câu hỏi trang 35 sách giáo khoa GDCD 7

2. Thiết kế một sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của căng thẳng đối với bản thân.

Lời giải

[SÁCH MỚI] Soạn GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Giải bài tập SGK GDCD 7 Bài 6 trang 32, 33, 34, 35 Chân trời sáng tạo ngắn nhất theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 11/10/2022