logo

[Sách mới] Soạn GDCD 7 Bài 11 Cánh diều: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

Hướng dẫn Soạn GDCD 7 Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 55, 56, 57, 58, 59, 60 bám sát nội dung bộ sách mới Cánh diều. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 11. Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội trang 55, 56, 57, 58, 59, 60 GDCD 7 - Cánh diều

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK GDCD 7 

Để ngăn chặn tệ nạn xã hội, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nghiêm túc những quy định đó. Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội.

Lời giải

- Pháp luật nghiêm cấm các hành vi liên quan đến tệ nạn ma túy, bao gồm: trồng cây có chứa chất ma túy; sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, bản quản, mua bán chất ma túy, …

- Đối với người nghiện ma túy là người bị tạm giam, phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng … phải áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp của nhà nước.

- Phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội được phát động trong quần chúng nhan dân.


Khám phá


1. Quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK GDCD 7 

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 11 | Soạn GDCD 7 Bài 11 ngắn nhất - Cánh diều

a) Từ thông tin 1, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật của ông A, bạn C và giải thích vì sao? 

b) Từ thông tin 2, theo em, hành vi của ông A sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? 

c) Theo em, pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống tệ nạn ma tuý?

Lời giải

a) Từ thông tin 1, các hành vi vi phạm pháp luật của ông A, bạn C là:

- Ông A: Dụ dỗ người khác dùng ma túy, tàng trữ buôn bán ma túy.

- Bạn C: Sử dụng và vận chuyển ma túy.

b) Từ thông tin 2, theo em, hành vi của ông A sẽ bị pháp luật xử lý phạt tù từ 1 đến 5 năm.

c) Theo em, pháp luật quy định về phòng, chống tệ nạn ma tuý như sau:

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

- Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma tuý (trích) 

1. Người nào mua bán trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 

- Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (trích) 

1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 11 | Soạn GDCD 7 Bài 11 ngắn nhất - Cánh diều

Trường hợp 2

Qua một thời gian quen nhau thân thiết trên mạng xã hội, anh T đã hẹn em H đi chơi và lừa bán H cho đường dây mua bán mại dâm của bà M.

a) Từ thông tin 3, em hãy liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật của anh T và bà M ở trường hợp 2. 

b) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về pháp luật phòng, chống tệ nạn mại dâm.

Lời giải

a)Từ thông tin 3 hành vi vi phạm pháp luật của anh T và bà M ở trường hợp 2 là:

- Anh T: Buôn bán người.

- Bà M: Tổ chức đường dây mua bán mại dâm.

b) Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cẩm (trích) 

1. Mua dâm, 

2. Bán dâm, 

3. Chứa mại dâm; 

4. Tổ chức hoạt động mại dâm, 

5. Cưỡng bức bán dân; 

6. Môi giới mại dâm, 

7. Bảo kê mại dâm; 

8. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 11 | Soạn GDCD 7 Bài 11 ngắn nhất - Cánh diều

Trả lời câu hỏi trang 57 SGK GDCD 7 

Thấy Q có nhiều tiền tiêu vặt, anh B đã tìm cách rủ rê, lôi kéo Q chơi trò chơi điện tử. Lúc đầu, anh B cho Q chơi miễn phí, sau khi Q nghiện các trò chơi điện tử thì anh B bắt đầu thu tiền. Thậm chí, anh B còn giới thiệu cho Q chơi các trò chơi có nội dung bạo lực không phù hợp với lứa tuổi của Q.

a) Từ thông tin 4, em chỉ ra các hành vi vi pháp luật của anh B ở trường hợp 3?

b) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội qua trường hợp 3.

Lời giải

a) Từ thông tin 4, các hành vi vi pháp luật của anh B ở trường hợp 3 là: cung cấp, kinh doanh trò chơi phục vụ đối tượng là trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

b)

- Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định:

+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Người nghiện ma túy bắt buộc phải đi cai nghiện. 

+ Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

+ Nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan. 

+ Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm, cưỡng bức bán dâm và bảo kê mại dâm. 

+ Trẻ em không được uống rượu, hút thuốc, đánh bạc hay dùng các chất kích thích. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dụng chất kích thích, dụ dỗ và dẫn dắt trẻ em bán dâm hoặc cho trẻ em sử dụng các văn hoá phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. 

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trả lời câu hỏi trang 58 SGK GDCD 7  

Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

X và M chơi thân với nhau. Gần nhà X có một địa điểm đánh bài ăn tiền, do tò mò, X đã rủ M đến chơi thử. Tuy nhiên, M từ chối và khuyên bạn: Cậu biết không, đánh bài ăn tiền là vi phạm pháp luật đây.

Em hãy phân tích thái độ và hành vi của M trong tình huống trên.

Lời giải

Trong trường hợp trên, M đã nhận biết được hành vi đánh bài ăn tiền là hành vi vi phạm pháp luật nên kiên quyết từ chối sự rủ rê của X.


2. Công dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

Trả lời câu hỏi trang 58, 59 SGK GDCD 7  

Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

CHUYỆN CỦA

Từ một học sinh chăm chỉ học tập, bị bạn bè rủ rê, P dùng thử ma tuý và trở thành con nghiện, phải đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma tuý của tỉnh A chứng kiến những giọt nước mắt buồn bã của mẹ khi đưa con đi cai nghiện, P đã quyết tâm phải cai nghiện thành công. Tại cơ sở cai nghiện, P đã phải chiến đấu với những con nghiện vật vã chết đi sống lại, nhưng nhờ ý chí quyết tâm và giúp đỡ của các bác sĩ, P đã cai nghiện được ma tuý.

Sau khi rời cơ sở cai nghiện, P bắt đầu làm lại cuộc đời bằng việc đăng kí học ngành Quản trị khách sạn và Tiếng Anh để phục vụ cho công việc. Ra trường, P đã được nhận vào làm tại một khách sạn 4 sao. Mẹ P vô cùng vui mừng, còn P thì cảm thấy hạnh phúc vì đã có một quyết định đúng đắn,

a) P đã làm gì để thay đổi cuộc đời của mình?   

b) Từ bài học của P, theo em chúng ta cần làm gì để tránh mắc phải tệ nạn xã hội và đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội?

Lời giải

a) Để thay đổi cuộc đời của mình P đã:

- Quyết tâm phải cai nghiện thành công và chiến đấu với những cơn nghiện trong trại.

- Sau khi rời cơ sở cai nghiện, P bắt đầu làm lại cuộc đời bằng cách đăng kí học ngành quản trị khách sạn và Tiếng anh để phục vụ cho công việc.

b) Từ bài học của P, chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm:

- Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.

- Qua những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi góp phần đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 59 SGK GDCD 7 

Câu 1: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? Vì sao?

A. Ông H nhận lời vận chuyển ma tuý đến tỉnh khác cho ông B. 

B. Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà. 

C. Anh M tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc.

D. Cô X dụ dỗ H và P đi bán dâm 

E. Bạn N tuyên truyền cho mọi người xung quanh về hậu quả của ma tuý.

G. Chị T đã tổ chức cho mọi người đánh bạc tại nhà. 

Lời giải

Hành vi vi phạm pháp luật là: A, B, D, G

Vì đây đều là những hành vi mà pháp luật cấm: buôn bán ma túy, tổ chức bài bạc, mại dâm, mê tín dị đoan.

Câu 2: Em sẽ ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau?

a) Bạn mới hút heroin. 

b) Bạn rủ chơi bài ăn tiền. 

c) Người lạ rủ đi chơi.

d) Người khác nhờ mang hộ đồ mà không rõ là gì. 

Lời giải

a) Từ chối và khuyên bạn không nên thử hút heroin vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, gia đình, xã hội và vi phạm pháp luật.

b) Từ chối và khuyên bạn không nên tổ chức chơi bài ăn tiền vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

c) Từ chối, vì người lạ có thể sẽ nguy hiểm không lường trước.

d) Từ chối vì không biết đó là đồ gì, có thể gây nguy hiểm, phạm pháp.

Trả lời câu hỏi trang 60 SGK GDCD 7 

Câu 3: K đã từng bị nghiện và đi cai nghiện thành công. Một lần tham gia sinh nhật, K thấy các bạn có ý định thử hút ma tuý. Từ những hậu quả mà bản thân trải qua, K đã khuyên ngăn các bạn là không nên thử.

Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của K trong trường hợp trên. 

Lời giải

Trong trường hợp trên, K đã vượt qua được bản thân để cai nghiện thành công, K đã sẵn sàng đứng ra để khuyên ngăn để các bạn tránh mắc phải sai lầm khi chứng kiến hành vi tương tự như mình từng trải.

Câu 4: Qua tìm hiểu, biết D (13 tuổi) là người hiểu thắng và đua đòi nên anh Y đã trực tiếp giới thiệu và cho D hút thử một loại thuốc lá điện tử. Khi thấy D bắt đầu nghiện, anh Y để nghị D hãy giới thiệu sản phẩm đó đến bạn bè để bán hàng.

Theo em, hành vi của anh Y có vi phạm pháp luật không? Vì sao? 

Lời giải

Hành vi của Y là vi phạm pháp luật. Bởi vì đó là hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia sử dụng thuốc lá, dẫn đến nghiện ngập đồng thời lôi kéo buôn bán thuốc lá là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm.

Câu 5: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.

a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao? 

b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thế nào để giúp Chiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội? 

Lời giải

a) Em không đồng tình với suy nghĩ của C, vì tất cả mọi người trong xã hội đều có trách nhiệm tuyên truyền phòng, chống ma túy kể cả trẻ nhỏ và người lớn.

b) Nếu là bạn của C em sẽ khuyên và phân tích cho C hiểu về trách nhiệm của bản thân về tuyên truyền phòng, chống ma túy.

Câu 6: Em hãy chia sẻ các cách sống lành mạnh để phòng, tránh tệ nạn xã hội.

Lời giải

Chia sẻ các cách sống lành mạnh để phòng, tránh tệ nạn xã hội:

- Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.

- Qua những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi góp phần đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.


Vận dụng 

Trả lời câu hỏi trang 60 SGK GDCD 7 

Câu 1: Em hãy vẽ tranh cổ động về phòng, chống tệ nạn xã hội và chia sẻ nội dung, ý nghĩa của bức tranh đó với thầy cô và bạn bè.

Lời giải

Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 11 | Soạn GDCD 7 Bài 11 ngắn nhất - Cánh diều
Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 11 | Soạn GDCD 7 Bài 11 ngắn nhất - Cánh diều
Trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 11 | Soạn GDCD 7 Bài 11 ngắn nhất - Cánh diều

Câu 2: Em hãy cùng bạn xây dựng một kịch bản với nội dung thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội và đóng vai theo kịch bản đó.

Lời giải

Học sinh tự làm

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDCD 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn [Sách mới] Soạn GDCD 7 Bài 11 Cánh diều: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/07/2022 - Cập nhật : 11/10/2022