logo

Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Ý nghĩa của văn chương siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 7 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất

Soạn bài Ý nghĩa của văn chương | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Tóm tắt tác phẩm

Văn chương, xuất phát từ nguồn gốc cốt yếu đó chính là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trượng, và còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương gây cho ta những tình cảm khong có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có, thay đổi cuộc đời phù phiếm chật hẹp trở nên thâm trầm, và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Và chính những người thi nhân, văn nhân đã tạo cho muôn vật, muôn loài trở nên có sự sinh động nhường nào.

Bố cục văn bản

Phần 1: từ đầu đến muôn vật, muôn loài: nhận định về nguồn gốc của văn chương

Phần 2: còn lại: Bình luận về công dụng của văn chương và vai trò của avwn chương đối với đời sống.


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 

Hoài Thanh đã bày tỏ quan niệm văn chương của mình trong tác phẩm, văn chương cốt lõi chính là lòng thương người, rộng ra là thương muôn loài, muôn vật. Trong bốn dòng đầu của văn bản, Hoài Thanh đã lấy ví dụ về hoàn cảnh của con chim bị thương, và một thi sĩ đã động lòng vơi một con chim sắp chết. Xuất phát từ những tình cảm sẵn có từ trong mỗi con người, có thể hiểu đó là lòng vị tha, tình thương của con người dành cho muôn vật muôn loài. Thi ca chính là được bắt nguồn và lấy cảm hứng từ tình cảm đó của con người. Tuy nhiên, đó không hẳn là tất cả, bởi văn chương cũng được xây dựng và hình thành từ nhiều mảng màu của cuộc sống xã hội, tự nhiên, con người và đời sống lao động sản xuất.

Câu 2 

Hoài Thanh đã đưa ra nhận định “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. Nói như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng, cuộc sống được phản ánh lại một cách đầy đủ và sinh động trong văn chương. Do đó, văn chương phản ánh cuộc sống cũng trở nên đa dạng, đầy đủ mọi lĩnh vực về văn hóa, xã hội, con người,…

Ví dụ: Các tác phẩm văn học đã phản ánh các hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau. Ví dụ bài thơ “Bạn đến chơi nhà” => đã thể hiện tình huống thiếu thốn của tác giả. Hay qua các tác phẩm lĩnh vực văn hóa, giúp chúng ta khám phá được nền văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam.

Câu 3 

Hoài Thanh đã phân tích công dụng của văn chương

-“Công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”

+ Văn chương hình sung sự sống: tức là phản ánh đời sống con người, trong đời sống đó, bao nhiêu mối quan hệ, tình cảm, tâm tư của con người được phản ánh lại trong văn chương => Vì vậy mà mỗi tác phẩm chúng ta đọc được, chúng ta hiểu được những tâm tư tình cảm, cảm xúc của nhân vật => thấy cảm thông, thương mến hay vui tươi hơn. Mỗi số phận, hoàn cảnh mà văn chương viết lại, ghi lại, đó chính là cơ sở giúp khơi dậy tấm lòng vị tha trong người đọc.

- Văn chương khơi dậy những cảm xúc của con người. Khiến những tâm hồn khô khan trở nên đa dạng hơn, đó là khi đọc các tác phẩm văn chương, người đọc có được những cảm xúc vui, buồn, mừng, giận.

- Văn chương giúp tạo nên những tình cảm chưa có, luyện thêm những tình cảm sẵn có. Chính vì những tác phẩm văn chương mà cuộc sống con người trở nên vui tươi và mới mẻ hơn, hon cả cuộc sống cá nhân chật hẹp của mình.

Câu 4

a. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc thể loại nghị luận văn chương

b. Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh là: lập luận chặt chẽ, sáng sủa, giàu cảm xúc.

Ví dụ : “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.”


Luyện tập

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.”

Qua nhận định đó của Hoài Thanh, chúng ta có thể thấy văn chương là nơi con người được sống trong cảm xúc, được thấm thía những nỗi niềm theo từng cung bậc khác nhau. Và vì vậy, văn chương có sức hút mãnh liệt làm nảy nở, phát triển và nhân rộng cảm xúc con người.

 Ví dụ: trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, gấp lại những trang sách của tác giả, chúng ta thấy đọng lại những suy nghĩ và sự đau xót cho một số phận bất hạnh của những người nông dân trong xã hội trước cách mạng tháng tám. Không những thế, còn tạo cho người đọc thái độ căm ghét chế độ xã  hội thối nát, cổ hủ, đàn áp người nông dân.

Nhận xét – ý nghĩa

Văn chương chính là môi trường tạo lập những cảm xúc, tình cảm cho con người. Nếu như, cuộc sống là sự khô khan hữu cơ vốn có, thì văn chương như một phép màu phủ lên sự sinh động, ngọt ngào gây cho con người những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhờ văn chương, mà cuộc sống không còn khô khan, mà nó trở nên ngọt ngào, nhiều màu, muôn vẻ và nhiều cung bậc hơn bao giờ hết.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác