logo

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động


Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (siêu ngắn)

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Câu chủ động và câu bị động

1. Xác định chủ ngữ

a. Mọi người : chủ ngữ

b. Em: chủ ngữ

2. Sự khác nhau giữa chủ ngữ của 2 câu trên là

a. Chủ ngữ là chủ thể thực hiện hành động hướng vào đối tượng khác

b. Chủ ngữ là đối tượng được hành động của một chủ thể khác hướng vào.


II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

1.

Chọn ý (b) _Em được mọi người yêu mến, vì như thế câu văn trở nên xuôi hơn.

2. Chọn cách viết như vậy vì, các câu trước, ta xác định được các thông tin đều nói về Thủy (em). Hàng loạt các hành động được nhắc đến đều hướng về Thủy, chứ không phải Thủy thực hiện hành động => Chọn ý (b) để tạo mối liên kết giữa các câu trước đó và câu sau nó.


III. Luyện tập

Các câu bị động:

Ví dụ 1: “có khi.. rõ ràng, dễ thấy

Ví dụ 2: “tác giả… thi sĩ”

Tác giả chọn cách viết này vì:

- Trong ví dụ 1: Thành phần chủ ngữ của câu bị lược bỏ (rút gọn câu). Việc lược bỏ chủ ngữ sẽ tránh được lỗi lặp từ trong so với câu trước. Ở đây, sử dụng câu bị động để nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước là chủ thể hành động

- Trong ví dụ 2 . Đoạn văn nói đến tác giả Thế Lữ, do đó sử dụng câu bị động nhằm làm nổi bật nhân vật được nhắc đến, chứ không phải là nhân vật thực hiện hành động suy tôn mình. Mà được các đối tượng khác suy tôn.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác