logo

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)


Soạn bài:  Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) (siêu ngắn)

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

1. so sánh hai ví dụ trong bài

- Giống nhau: sự việc được nhắc đến giống nhau ở cả hai câu  

- Khác nhau: câu (a) có từ “được” và câu (b), không có từ “được”

2. Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

- Cách 1: chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy

- Cách 2: chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời, lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

3. cả hai câu trong bài đều không phải là câu bị động, vì chủ ngữ trong câu không phải là đối tượng mà hoạt động của người hay vật khác hướng vào.


II. Luyện tập

Bài 1 (trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Chuyển các câu trong bài thành câu bị động theo các kiểu khác nhau

a.

- Ngôi chùa được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ.

- Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỉ XIII bởi một nhà sư vô danh

- Cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.

- Cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c.

- Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.

- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào bởi chàng kị sĩ.

d.

- Lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân

- Lá cờ đại dựng ở giữa sân.

Bài 2(trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

 Chuyển đổi các câu chủ động thành câu bị động bằng việc thêm từ được và bị

- Em được thầy giáo phê bình.

- Em bị thầy giáo phê bình.

b.

- Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.

- Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.

c.

- Sự khác biệt giữ thành thị và nông thôn được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

- Sự khác biệt giữ thành thị và nông thôn bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

* sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của hai từ bị và được trong câu

- Bị: mang sắc thái tiêu cực, không mong muốn của đối tượng

- Được: mang sắc thái tiêu cực, thể hiện sự mong muốn của đối tượng

Bài 3 (trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

 Viết một đoạn văn ngắn nói về sự ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có sử dụng ít nhất một câu bị động.

Bài làm:

Văn chương nói chung, và các tác phẩm văn học nói riêng như là chất xúc tác khơi dậy những tình cảm, cảm xúc cho mỗi chúng ta. Ngay từ những ngày đầu đến trường, chúng em đã được tiếp nhận và tìm hiểu nhiều tác phẩm văn học hay, hơn thế nữa em đã cảm nhận được nhiều giá trị đặc sắc trong mỗi tác phẩm văn học. lật từng trang sách, ngắm nghía từng dòng chữ, và cảm nhận từng câu văn, mỗi lần như vậy, nó mang cho em những cung bậc cảm xúc riêng biệt. Có khi, nó khiến em buồn, buồn với những số phận bất hạnh của nhân vật. Ngược lại, trong lòng đôi khi trở nên hạnh phúc với những điều tốt đẹp đến với từng nhân vật. Như một hành trang trên con đường tri thức, tác phẩm văn học mnag lại cho em những giá trị không thể đong đếm, đó giá trị về tình cảm, về tri thức và về cuộc sống con người nhân rộng ra.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác