logo

Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Ý nghĩa của văn chương ngắn nhất. Với bản soạn văn 7 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương


Đọc - Hiểu tác phẩm

Câu 1 (trang 62 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là: lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài

Câu 2 (trang 62 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng

+ Văn chương tái hiện cuộc sống một cách chân thực qua từng câu chữ

+ Đọc ca dao ta hình dung ra được cuộc sống của con người thời xưa

+ Đọc những bài thơ về phụ nữ ta hình dung được nỗi khổ đau của người phụ nữ không được coi trọng trong xã hội xưa

+ Hay đọc những tác phẩm truyện như Tắt đèn, Lão Hạc,... cuộc sống của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến được hiện lên rõ ràng

- Văn chương sáng tạo ra sự sống

+ Văn chương chứa đựng những mong muốn về cuộc sống tương lai, những điều tốt đẹp mà con người hy vọng có được trong cuộc sống

+ Ví dụ truyện cổ tích là thế giới mà con người tạo ra với niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp như vậy

Câu 3 (trang 62 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm, gợi lòng vị tha, gây cho ta những tình cảm ta chưa có và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương làm giàu đẹp tâm hồn con người.

Câu 4 (trang 62 Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc lọai văn nghị luận văn chương vì phạm vi nghị luận thuộc về vấn đề của văn chươngb. Đặc sắc văn nghị luận của Hoài Thanh là vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh,dẫn chứng

Một đoạn văn trong văn bản để làm dẫn chứng:

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn

chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”


Luyện tập

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

+ Tình cảm mà ta không có đó có thể là tình yêu đối với một khung cảnh thiên nhiên xa lạ nào đó, nhưng khi đọc văn chương ta được khơi dậy tình cảm ấy. Ví như khi đọc Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi ta bỗng có tình yêu với Côn Sơn,...

+ Tình cảm mà ta không có đó là khơi dậy niềm yêu thích, tình yêu đối với những điều mới mẻ mà ta chưa từng được biết tới, được nhìn thấy nhưng lại được cảm nhận chân thực qua văn chương

- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có

+ Đó là giúp ta thêm yêu thương cha mẹ, yêu thương con người,...

+ Làm giàu thêm những tình cảm với thiên nhiên quê hương đất nước

Soạn văn lớp 7: Ý nghĩa của văn chương | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021