logo

Tác giả - Tác phẩm: Ý nghĩa của văn chương (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)


Ý nghĩa của văn chương


(Hoài Thanh)


I. Đôi nét về tác giả Hoài Thanh

Tác giả - Tác phẩm: Ý nghĩa của văn chương

- Hoài Thanh (1909-1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Thi nhân Việt Nam”, in năm 1942

- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật


II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

- “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)

- Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc của văn chương

- Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của văn chương

- Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương

3. Giá trị nội dung

Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

4. Đặc sắc nghệ thuật

- Giàu hình ảnh độc đáo

- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021