logo

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời. | Câu 1 trang 62 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương (soạn 2 cách)

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Soạn cách 1

Hoài Thanh đã bày tỏ quan niệm văn chương của mình trong tác phẩm, văn chương cốt lõi chính là lòng thương người, rộng ra là thương muôn loài, muôn vật. Trong bốn dòng đầu của văn bản, Hoài Thanh đã lấy ví dụ về hoàn cảnh của con chim bị thương, và một thi sĩ đã động lòng với một con chim sắp chết. Xuất phát từ những tình cảm sẵn có từ trong mỗi con người, có thể hiểu đó là lòng vị tha, tình thương của con người dành cho muôn vật muôn loài. Thi ca chính là được bắt nguồn và lấy cảm hứng từ tình cảm đó của con người. Tuy nhiên, đó không hẳn là tất cả, bởi văn chương cũng được xây dựng và hình thành từ nhiều mảng màu của cuộc sống xã hội, tự nhiên, con người và đời sống lao động sản xuất.

Soạn cách 2

- Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là: lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021