logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 7 - Văn nghị luận (chi tiết)


Soạn bài: Viết bài làm văn số 7 - Văn nghị luận (chi tiết)


ĐỀ 1: Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.

I/ MỞ BÀI

Giới thiệu chủ đề nghị luận: Tôn sư trọng đạo

- Là truyền thống tốt được lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua nhiều câu ca dao tục ngữ, trong các tác phẩm văn học hay là truyền miệng.

II/ THÂN BÀI

1. Định nghĩa thế nào là tôn sư trọng đạo

- Có nghĩa là tôn trọng thầy cô. Đó là đạo thầy trò..

- Thể hiện sự quý trọng những bậc làm thầy và làm theo những quy tắc chuẩn mực..

2. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

a) Ngày xưa:

- Thể hiện trong nhiều phương diện theo suốt chiều dài lịch sử.

- Truyền tải trong những câu ca dao, tục ngữ, những bài học vỡ lòng trong việc rèn luyện nhân cách.

- Dẫn chứng một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.

- Tên của một số người thầy giáo tiêu biểu được lịch sử ghi lại.

- Thời kỳ đất nước bước sang giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục được đặc biệt quan tâm và trọng dụng.

- Chính sách “Bình dân học vụ”: những người biết chữ dạy cho những người không biết chữ. Những người biết chữ không phải người nào cũng là nhà giáo, nhưng họ vẫn luôn được tôn trọng và kính nể.

b) Ngày nay:

- Được thể hiện rõ nét, ngoài thời gian trên lớp còn được thể hiện trong nếp sinh hoạt.

- Có nhiều bài viết, bài thơ, bài văn, bài hát… ca ngợi các thầy cô.

- Tôn sư trọng đạo còn được thể hiện thông qua lòng biết ơn, sự kính trọng: thăm lại trường lớp, mừng ngày hiến chương nhà giáo 20/11…

- Truyền thống vẫn được phát huy và tiếp nối đến ngày nay và mai sau.

3.  Lý do tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo

- Bắt nguồn từ truyền thống  tôn trọng người có học thức, truyền thống hiếu học.

- Do sự ham học hỏi, muốn mở mang kiến thức của mỗi con người.

- Tôn sư trọng đạo chính là sự hoàn thiện nhân cách ngày 1 tốt đẹp hơn.

4. Truyền thống ấy cần giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp:

- Dù ở trong bất cứ thời kì nào thì nền giáo dục vẫn được đặt lên hàng đầu, lấy tôn sư trọng đạo chính là chuẩn mực cho mỗi con người.

- Là người học sinh, là nhân tố trực tiếp của mối quan hệ thầy và trò, chúng ta phải có tình cảm yêu mến quý trọng thầy cô giáo, đồng thời thầy cô cũng phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của học trò để cùng hoàn thiện.

III/ KẾT BÀI

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp

- Rút ra bài học cho bản thân và cho mọi người.


ĐỀ 2: Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính. Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?

I/ MỞ BÀI

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.

II/ THÂN BÀI

1.  Hàm ý của câu nói:

- Thói xấu: Là những thói quen xấu, những hành vi, cử chỉ không tốt đã thành nếp của mỗi con người.

- Thế nào là khách qua đường? Là người gặp tình cờ, tự nhiên không hề hẹn ước, một người đến và đi nhanh chóng.

- Bạn thân: là người mình quen biết, thân thiết, gần gũi, tin tưởng nhau.

- Ông chủ: là người mình kính trọng, nể phục, tin và nghe theo, lệ thuộc vào,…

⇒  Ý kiến, nhận định mang hàm ý sâu xa: Thói xấu vốn dĩ từ đầu có vị trí rất nhỏ bé, nó tồn tại nhưng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta. Chỉ như một vị khách qua đường khiến chúng ta không mảy may quan tâm đến. Dần dần nó bắt đầu luồn lách, len lỏi vào trong đời sống của chúng ta và trở thành thói quen, tồn tại cùng chúng ta, thường trực trong cuộc sống giống như người bạn thân luôn bên ta. Và càng ngày nó càng chiếm vai trò quan trọng, bắt chúng ta phụ thuộc vào nó, điều khiến ta nghe theo nó.

2. Nhận xét về ý kiến:

- Hoàn toàn đúng.

- Mỗi người đều tồn tại mặt xấu và mặt tốt, con người phải tự biết chiến đầu với mặt xấu của chính mình..

- Con người thường ích kỷ với những người xung quanh nhưng lại dễ dãi với bản thân mình.

3. Chứng minh

- Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và thói quen của con người bởi xuất phát điểm con người đều mang bản chất lương thiện.

- Khi con người trở lên ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình thì cái xấu sẽ có cơ hội phát triển.

- Trong mỗi con người đều song song tồn tại mặt tốt và mặt xấu. Chúng ta phải mất rất nhiều thời gian để rèn luyện một thói quen tốt nhưng lại chỉ trong 1 thời gian ngắn đã học được nhiều thói xấu. Nếu con người không bản lĩnh, nâng cao ý thức rèn luyện bản thân sẽ rất dễ bị thói xấu thao túng.

- Một số ví dụ cho thói xấu: nghiện game, chơi cờ bạc, hút thuốc lá,…

4. Rút ra kết luận

- Thói xấu là thứ không tốt, cần bị bài trừ.

- Đưa ra biện pháp bài trừ cái xấu: nâng cao ý thức của bản thân, bài trừ tệ nạn xã hội,..

III/ KẾT BÀI

Nêu nhận xét của bản thân và rút ra bài học.


ĐỀ 3: Hưởng ứng đợt thi đua Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn lớp 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp

I/ MỞ BÀI

Dẫn dắt vấn đề nghị luận:

- Môi trường là gì? (Là nơi con người tồn tại và phát triển)

- Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, con người cần phải có biện pháp để bảo vệ . Vì vậy Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, lớp 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp

II/ THÂN BÀI

1. Vai trò của môi trường đối với con người:

- Đây là nơi con người sống, làm việc và hoạt động.

- Đây là nơi cung cấp thức ăn, nước uống cho người, . giúp con người ý thức  được về sự tồn tại và là điều kiện cho sự phát triển của con người trong tương lai.

- Môi trường xấu hay đẹp phụ thuộc một phần rất lớn vào con người.

2. Môi trường trong trường học hiện nay như thế nào?

- Theo xu thế chung đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường: rác thải, …

- Ô nhiễm do thói xấu của học sinh: xả rác, vẽ bậy, k giữ gìn vệ sinh,…

3. Các biện pháp bảo vệ môi trường để ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp

- Nâng cao ý thức học sinh: k vẽ bậy, xả rác bừa bãi, có ý thức chấp hành nghiêm túc nội quy nhà trường, tích cực trồng cây xanh, sử dụng điện nước một cách hợp lí,…

- Tuyên truyền về vệ sinh sạch đẹp trường học

- Khuyến khích học sinh giám sát bảo vệ môi trường

III/ KẾT BÀI

- Khẳng định sẽ tiếp tục bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp.


ĐỀ 4: Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

I/ MỞ BÀI    

- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài, tóm tắt qua nội dung tác phẩm.

- Nêu vấn đề nghị luận: Sự hổ thẹn của tác gia là thái quá, kiêu kì nhưng lại có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

II/ THÂN BÀI

 “Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

*) Nhận xét hai ý kiến trên, đưa ra suy nghĩ của mình.

- Giải thích ý kiến thứ nhất và thứ 2:

+ Ý kiến 1: Nỗi thẹn của tác giả thể hiện thái quá, cảm thấy xấu hổ, thua kém người khác

+ Ý kiến 2: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện nhân cách cao cả, bộc lộ hoài bão lớn lao, mong muốn cho nhân dân được thái bình

- So sánh sự khác nhau giữa hai ý kiến trên: ý kiến 1 mang sắc thái phê phán, chê trách, ý kiến thứ 2 mang hương vị ngợi ca hoài bão lớn của tác giả

- Đưa ra ý kiến của bản thân: đồng tình với ý kiến thứ 2 và tìm lập luận, lý lẽ để phản đối ý kiến thứ nhất.

+ Gia Cát Lượng là một vĩ nhân trong lịch sử Trung Hoa. Mặc dù Phạm Ngũ Lão từng đạt được rất nhiều công danh, nhưng đứng trước con người có tầm vóc lớn lao như vậy, tác giả không khỏi tránh được việc cảm thấy mình thật nhỏ bé., cảm thấy hổ thẹn khi chưa học được tài mưu lược như Gia Cát Lượng, chưa giúp được nhiều cho nhân dân.

+ Coi Gia Cát Lượng là tấm gương sáng để học tập và noi theo, khát khao, hoài bão thực hiện được lí tưởng của mình. Đây là hoài bão của một thanh niên yêu nước

- Bài thơ Thuật Hoài có ý nghĩa giáo dục với thanh niên về lẽ sống, về trách nhiệm đối với đất nước.

- Bài thơ thể hiện hoài bão lớn lao của Phạm Ngũ Lão

III/ KẾT BÀI

- Tổng kết lại các luận điểm

- Bài học được rút ra qua bài thơ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác