logo

Soạn bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học (chi tiết)


Soạn bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học (chi tiết)


I. Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Đề tài của văn bản văn học là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

- Ví dụ: Đề tài trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật): nói về cuộc chiến tranh khốc liệt trong kháng chiến chống Mỹ.

Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. Mỗi văn bản có thể có 1 hoặc nhiều chủ đề (phụ thuộc vào quy mô cũng như ý định của tác giả). Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản: có văn bản khuôn khổ nhỏ nhưng mang chủ đề lớn và ngược lại.

- Ví dụ: Chủ đề trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật): hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học:

- Tư tưởng của văn bản là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản.

- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua đó người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản

⇒ Cảm hứng và tư tưởng có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, thống nhất với nhau.

Câu 4 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Ý nghĩa của nội dung và hình thức trong văn bản: Một văn bản văn học cần có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức – thống nhất nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mỹ. Chỉ có những văn bản văn học ưu tú mới đạt được sự thống nhất đó.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

So sánh đề tài của văn bản “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan:

- Giống nhau: cả hai văn bản đều có đề tài nói về những người nông dân bị áp bức, bóc lột trước cách mạng tháng Tám và ý thức vùng lên chống lại chế độ phong kiến.

- Khác nhau:

+ Ở tác phẩm “Tắt đèn”: người nông dân bị chế độ phong kiến áp bức bóc lột với nạn sưu cao thuế nặng.

+ Ở tác phẩm “Bước đường cùng”: người nông dân bị áp bức bởi giới địa chủ phong kiến với nạn cho vay nặng lãi.

Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Tư tưởng của bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm:

- Khổ 1: kể về công việc trồng cây chăm chỉ, cần mẫn, thầm lặng của mẹ

- Khổ 2: liên tưởng việc trồng cây cũng như trồng người: mẹ mang lại mầm sống cho cây, chăm chút cho cây phát triển, cũng như vất vả khó nhọc nuôi chúng tôi lớn lên. Dù trồng cây hay trồng người, mẹ đều âm thầm vất vả nuôi lớn bằng những giọt mồ hôi cực nhọc, vất vả tuôn rơi.

- Khổ 1 và khổ 2 như làm tiền đề để tư tưởng được bừng sáng lên ở khổ thơ thứ 3: tác giả ví mình như thứ quả được mẹ gieo trồng chăm chút lớn lên và giật mình thảng thốt, hoảng sợ khi nhận ra mẹ đã già đi, không còn khỏe như trước, hoảng sợ khi mình vẫn còn là một thứ quả xanh non, chưa trưởng thành, chưa báo hiếu được công lao của mẹ. Đó chính là tư tưởng của bài thơ: công lao của mẹ như trời cao biển rộng nuôi chúng ta nên người, chính vì thế chúng ta phải biết ơn và báo hiếu công ơn đó của mẹ. Mẹ ở đây không chỉ đơn thuần là một người mẹ, mà nó cũng có thể hiểu rộng ra đó là Tổ quốc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác