logo

Soạn bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Nội dung và hình thức của văn bản văn học- TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):

- Đề tài là vấn đề trọng tâm trong đời sống được nhà văn quan tâm, đánh giá, nhận thức, lựa chọn, khái quát, và đưa thành nội dung để bàn bạc trong văn bản.

-VD: Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan viết về đề tài người nông dân.

Câu 2 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):

- Chủ đề là phần nội dung chính quan trọng nhất được tập trung làm rõ trong văn bản, thể hiện được vấn đề mà tác giả quan tâm, đề cập và bộc lộ cái nhìn sâu sắc của nhà văn với cuộc sống. Câu 3 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):

-Cảm hứng nghệ thuật là những xúc cảm, cảm xúc được thể hiện một cách nổi bật trong văn bản. Từ cảm hứng nghệ thuật tác giả nâng lên thành những tư tưởng, quan điểm, tình cảm đến người đọc.

Câu 4 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):

- Ý nghĩa nội dung: Nội dung của tác phẩm phải thể hiện một chủ đề nhất định, cụ thể, rõ ràng mà tác giả gửi gắm.  

- Ý nghĩa hình thức: Điều này đòi hỏi sự năng động, sáng tạo những cái tôi cá nhân riêng biệt, cá tính của mỗi tác giả.


Luyện tập

Câu 1 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):

-  Tắt đèn- Ngô Tất Tố và Bước đường cùng- Nguyễn Công Hoan đều viết về đề tài người nông dân trong xã hội phong kiến.

- Khác nhau:

+Ngô Tất Tố khai thác đề tài này về vấn đề sưu cao thuế nặng đã bóc lột, chèn ép người nông dân.

+Nguyễn Công Hoan viết về đề tài này dựa trên vấn đề về cho vay nặng lãi của địa chủ đã đàn áp, đè đầu cưỡi cổ đẩy nông dân vào bước đường cùng.

Câu 2 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2):

 Nguyễn Khoa Ðiềm đã đem đến sự độc đáo, sáng tạo trong bài thơ. Mở đầu bài thơ là cách tác giả thuật lại công việc giản dị của người làm vườn với mong mỏi cho cấy cói mau đơm hoa kết trái. Cũng giống vậy, mảnh vườn của mẹ cũng ngày ngày được ấp ủ chờ cho trái chín trên cây. Nó gống như cuộc đời dằng dặc những khó nhọc chông gai của mẹ, bao vất vả, gian lao cũng vì mong một ngày được hái quả ngọt. Từ hình ảnh đó nhà thơ đã khái quát từ trồng cây đến trồng người. Những đứa con dưới bàn tay mẹ chăm sóc, lắng lo rồi cũng lớn khôn trưởng thành như trái trên cây. Một đời mẹ vất vả lo toan, một đời mẹ ghập ghềnh khó nhọc, cần mẫn sớm tối, hy sinh và chịu đựng… Mẹ xứng đáng được hưởng trái ngọt hoa thơm. Với mẹ, các con trưởng thành đã là niềm hạnh phúc nhưng đạo làm con phải làm sao cho tròn chữ hiếu, cho xứng đáng với tuổi trẻ mẹ đã hy sinh. Qua bài thơ ta thấy tình cảm chân thành, và vẻ đẹp tuyệt vời của mẹ cũng như lời nhắn nhủ với những lứa quả mẹ vun đắp hãy hành động trọn nghĩa vẹn tình.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh nắm được các kiến thức về nội dung và hình thức của một văn bản.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads