logo

Soạn bài: Các thao tác nghị luận (siêu ngắn)


Soạn bài: Các thao tác nghị luận (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Các thao tác nghị luận- TopLoigiai

I. Khái niệm

Câu 1 (trang 131 sgk Văn 10 Tập 2):

- Ví dụ thực tế có đến từ thao tác: thao tác tháo lắp, thao tác đánh máy, thao tác thay đổi giờ, thao tác thực hành…

- Thao tác có nghĩa là hành động của con người theo một quy trình có sẵn đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng và độ chính xác nhằm thực hiện một vấn đề nào đó.

Câu 2 (trang 131 sgk Văn 10 Tập 2):

- Giống: thao tác nghị luận cũng phải theo một quy trình và công thức nhất định để đảm bảo về kỹ năng và độ chính xác.

- Khác: Đối với thao tác nghị luận cần sự chính xác cao, đòi hỏi tư duy nhạy bén, sáng tạo và lý lẽ thuyết phục để đảm bảo hoàn thành mục đích nghị luận.


II. Một số thao tác nghị luận cụ thể

1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

a, Thứ tự điền lần lượt là

- Tổng hợp

- Phân tích

- Quy nạp

- Diễn dịch

b, Nhận xét và đánh giá:

- Tác giả đã tách nhỏ vấn đề thành các luận điểm cụ thể. Từ đó dùng lý lẽ, dẫn chứng và phân tích làm rõ luận điểm ban đầu. Mỗi vấn đề lần lượt được làm rõ theo nhiều cách. Dó đó đây là thao tác phân tích.

- Sử dụng thao tác phân tích giúp vấn đề được chia nhỏ từng phần cụ thể và rõ ràng. Từ đó các lý lẽ, dẫn chứng xác đáng, gần gũi, nhìn nhận vấn đề toàn diện đem lại hiệu quả cao hơn.

- Trong đoạn trích "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", tác giả sử dụng kết hợp thao tác phân tích và diễn dịch. Qua đó vấn đề được xem xét song song, cách phân tích phối hợp giữa vấn đề này với vấn đề kia vừa có tác dụng nhấn mạnh, vừa tăng tính thuyết phục và sự sâu sắc khi nhìn nhận, đánh giá.

c,

- Có kết luận trong lời tựa Trích diễm thi tập nhờ thao tác tổng hợp. Nó giúp tổng hợp lại nội dung một cách cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ, chính xác và thuyết phục.

- Đoạn trích trong Hịch tướng sĩ sử dụng thao tác quy nạp. Ở đây, các lý lẽ, dẫn chứng lần lượt làm rõ, phân tích sau đó mới đi đến kết luận cuối cùng.

d,

- Nhận định thứ nhất đúng

- Nhận định thứ hai sai

- Nhận định thứ ba đúng. Vì quá trình phân tích làm rõ vấn đề chỉ có giá trị khi tổng hợp được lại.

2. Thao tác so sánh

a, Sử dụng thao tác so sánh, thể hiện qua câu văn “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.”

b, Đoạn văn sử dụng thao tác so sánh nhằm làm rõ sự khác nhau giữa  Lý Thái Tổ và Lê Đại Hành trong việc nước

⇒ Thao tác so sánh phân theo mục đích so sánh gồm hai loại:  so sánh giống nhau và so sánh khác nhau.

c, Ý kiến đ ã cho không thuyết phục. Trong thực tế, sử dụng so sánh là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Vào từng văn cảnh khác nhau với mục đích giao tiếp khác nhau mà so sánh phù hợp.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 134 sgk Văn 10 Tập 2):

- Vấn đề muốn làm rõ là sự chuyển giao những thành tựu của nền văn học truyền thống trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.

- Thao tác lập luận phân tích.

+ Trong phần phân tích tác giả đã chẻ nhỏ vấn đề ra bằng những luận điểm. Dùng luận cứ, lý lẽ để làm rõ luận điểm. Dần dần vấn được chứng minh sáng tỏ.

+ Câu cuối là giá trị quy nạp. Từ những thành công của riêng Nguyễn Trãi, tác giả đã khẳng định và nâng nó lên thành vấn đề chung của mọi người.

Câu 2 (trang 134 sgk Văn 10 Tập 2): Viết đoạn văn nghị luận

Số nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng: “Trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường Thống kê gần nhất cho kết quả mỗi năm môi trường không khí thành phố Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2".

Môi trường đang tha thiết kêu cứu, vậy chúng ta phải làm gì? Đầu tiên là giáo dục nhầm thức về bảo vệ môi trường. Mỗi cá nhân ý thức là mỗi tập thể ý thức. Nó tạo ra nền tảng đầu tiên cho cuộc chiến chung tay vì môi  trường xanh-sạch-đẹp. Quan trọng nhất là nhận thức phải gắn với thực tế, có nhận thức phải có hành động. Cá nhân, tập thể phải tích cực tham gia bảo vệ môi trường bằng chính những hành động nhỏ nhất từ việc giữ nguồn nước sạch, trồng cây gây rừng hay giảm thiểu khí thải ra môi trường. Cao hơn là tham gia tuyên truyền, tích cực hơn nữa với những hoạt động chung của tổ chức vì môi trường. Hơn hết và cần thiết phải là sự lên tiếng của Chính phủ. Cuối cùng, thông điệp quan trọng là hãy hfnh động đúng, hành động đẹp, hành động vì một môi trường không tiếng kêu đau bằng cách:

- Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng

-Vứt rác đúng nơi quy định

-Đảm bảo nguồn nước sạch hàng ngày

-Tham gia hoạt động giữ gìn vệ sinh chung

-Hưởng ứng ngày hội vì môi trường


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh nắm được kiến thức về thao tác lập luận trong văn bản nghị luận.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 02/08/2023

Tham khảo các bài học khác