logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 7. Văn nghị luận (siêu ngắn)


Soạn bài: Viết bài làm văn số 7. Văn nghị luận (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận- TopLoigiai


Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Dàn ý:

* Mở bài: Nêu vấn đề: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.

* Thân bài:

-LĐ1: Giải thích: Tôn sư trọng đạo:

+ Tôn sư: lòng yêu mến, biết ơn, tình cảm ngưỡng mộ, tôn trọng của học trò với thầy cô.

+ Trọng đạo: thể hiện sự quan tâm, chú tâm, coi trọng, đề cao đạo lý, học hành…

-LĐ2: Nguồn gốc của truyền thống

+Tồn tại từ rất lâu

+Với mỗi người nó trở thành tôn chỉ, thành đạo lý sâu sắc.

- LĐ3: Biểu hiện của Tôn sư trọng đạo

+ Tấm òng biết ơn của học sinh với thầy cô

+Những sự bứt phá và thành tích trong học tập

+Tình cảm chân thành mà học trò gửi đến thầy cô

+Hành động làm tập san, vẽ báo tường…

+Ngày lễ Hiến chương thầy cô 20-11

+Không chỉ với thầy cô dạy ta trên ghế nhà trường, với tất cả mọi người đã và đang truyền cảm hứng, làm người truyền đạt đều được tôn trọng.  Chúng ta không chỉ học trên ghế nhà trường mà còn học trong thực tế đời sống, học làm người

-LĐ4: Truyền thống Tôn sư trọng đạo trong thực tế ngày nay:

+Lưu truyền rộng rãi hơn

+Vẫn tiếp tục được phát huy tối đa

+Phê phán những hành động đi ngược đạo lý

* Kết bài: +Khẳng định đây là truyền thống lâu đời rất tốt đẹp

                + Đưa ra bài học


Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục là biến thành ông chủ nhà khó tính?

Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?

Dàn ý:

* Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề. Phải đảm bảo trích dẫn được câu nói “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục là biến thành ông chủ nhà khó tính.”

* Thân bài:

- LĐ1: Giải thích:

+ Thói xấu: Những thói hư, tật xấu của con người bao gồm những lời nói, hành động đi ngược lối sống, vi phạm chuẩn mưc đạo đức…

+ Người khách qua đường: chỉ là người xuất hiện chớp nhoáng rồi nhanh chóng biến mất

+Người bạn thân ở chung: Thói xấu nếu không được bỏ thì lâu dần sẽ trở thành điều quen thuộc, thành những gì mặc định và khó thay đổi

+Ông chủ nhà khó tính: Nếu để thói xấu tồn tại quá lâu sẽ trở thành thói quen, nó dần điều khiển và chi phối hành vi con người theo chiều hướng tiêu cực.

- LĐ 2: Biểu hiện của thói xấu:

+ Là những hành vi không đẹp, thiếu văn minh: nói tục chửi bậy, chen hàng, hút thuốc nơi công cộng, không tuân theo biển chỉ dẫn, vượt đèn đỏ…

+ Thói xấu thường gây ra hậu quả lớn và ảnh hưởng đến mọi người: môi trường sống, hoạt động sống…

-LĐ3: Biện pháp khắc phục

+Để khắc phục và hạn chế những thói xấu thì ta nên tập cho mình những thói quen mới lành mạnh

+Lên tiếng ngăn chặn những hành vi xấu trong đời sống hàng ngày

Kết bài: +Khẳng định tính đúng đắn của câu nói

             +Nêu bài học cho bản thân


Đề 3: Hưởng ứng đợt thi đua Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn 10A tổ chức hội thảo với chủ đề Hãy vì một mái trường xanh, sạch đẹp.

Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo đó.

Dàn ý:

* Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề: Hưởng ứng đợt thi đua Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn 10A tổ chức hội thảo với chủ đề Hãy vì một mái trường xanh, sạch đẹp.

 * Thân bài:

- LĐ 1: Giải thích:

+Môi trường: Là tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người. Nó trực tiếp tác động, ảnh hưởng đến đời sống con người bao gồm: đất, nước, không khí…

+Môi trường xanh- sạch- đẹp:

   Không khí trong lành, không bụi bẩn…

   Nguồn nước tự nhiên không ô nhiễm

 -LĐ2: Thực tế về môi trường tại trường ta

+Môi trường an toàn hay ô nhiễm

+Nếu ô nhiễm thì thực trạng như thế nào? (Nêu cụ thể)

+Môi trường cần được khắc phục những hạn chế và bảo vệ thế nào?

-LĐ3: Chúng ta cần hành động như thế nào để giúp môi trường xanh- sạch- đẹp

+Cá nhân phải có ý thức bảo vệ

+Tập thể cần giữ gìn vệ sinh chung

+Tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động vì môi trường

+Phổ biến về việc bảo vệ môi trường

* Kết bài: +Khẳng định tầm quan trọng của môi trường với đời sống

                + Nêu bài học rút ra


Đề 4: Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện môt hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

Dàn ý:

* Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề: Có những ý kiến trái chiều về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện môt hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

* Thân bài:

- LĐ1: Phân tích- giải thích ý kiến thứ nhất

- LĐ2: Phân tích- giải thích ý kiến thứ hai

- LĐ3: Lý giải điều dẫn đến những ý kiến trái chiều: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì >< Sự hổ thẹn là biểu hiện hoài bão lớn lao.

- LĐ3: Nêu quan điểm của bản thân

* Kết bài: Kết luận

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác