logo

Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt (siêu ngắn)


Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Ôn tập phần Tiếng Việt- TopLoigiai


Luyện tập

Câu 1 (trang 138 sgk Văn 10 Tập 2):

- Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội nhằm trao đổi thông tin thông qua các phương tiện như nói, viết để thỏa mãn nhu cầu về giải trí, tình cảm, nhận thức…

- Những nhân tố giao tiếp gồm: Nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, phương tiện- cách thức dùng trong giao tiếp.  

- Những quá trình của hoạt động giao tiếp diễn ra lần lượt như sau: hình thành nội dung -> thực hiện giao tiếp -> lĩnh hội tri thức

Câu 2 (trang 138 sgk Văn 10 Tập 2):

 

Hoàn cảnh, điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm về từ và câu

Ngôn ngữ nói

Giao tiếp trực tiếp hàng ngày

Giọng điệu, cử chỉ, thái độ của chủ thể giao tiếp

-Từ ngữ linh hoạt, phong phú, đa dạng
-Giao tiếp diễn ra tự nhiên, không có sự chuẩn bị hay sắp xếp

Ngôn ngữ viết

-Giao tiếp thông qua ngôn ngữ
-Có sự trau chuốt, sắp xếp
-Phạm vi giao tiếp rất rộng

Chữ viết, các hình thái sắp xếp văn bản, cách dùng từ, đặt câu

-Cách dùng từ, đặt câu được chuẩn bị, trau chuốt


Câu 3 (trang 138 sgk Văn 10 Tập 2):

- Những đặc điểm cơ bản của văn học:

+ Có tính thống nhất về chủ đề.

+ Câu liên kết chặt chẽ, các ý sắp xếp có chọn lọc, bố cục rõ ràng, cụ thể

+ Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

- Phân tích một văn bản cụ thể:

Ví dụ: Truyện ngắn Chí Phèo

+Tính thống nhất về chủ đề: Viết về đề tài người nông dân trong hoàn cảnh dưới chế độ thực dân nửa phong kiến

+ Câu liên kết chặt chẽ, các ý sắp xếp có chọn lọc, bố cục rõ ràng, cụ thể: Toàn bộ nội dung đoạn trích tập trung kể về cuộc đời của Chí Phèo từ khi sinh ra, lớn lên, và quá trình tha hóa của Chí. Từ cuộc đời của nhân vật tác giả đã phơi bày tội ác của xã hội phong kiến đã dẫm đạp, kìm hãm và đẩy người dân lương thiện vào bước đường cùng.

+ Mở đầu văn bản là tiếng chửi của Chí Phèo và kết thúclà hình ảnh của chiếc lò gạch cũ.

+ Mục đích giao tiếp nhất định: Nhằm thể hiện hình ảnh khốn cùng của người nông dân trong xã hội nửa phong kiến

Câu 4 (trang 139 sgk Văn 10 Tập 2):

-Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:    +Tính cụ thể

                                                    +Tính cá thể

                                                    +Tính cảm xúc

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:  +Tính hình tượng

                                                     +Tính truyền cảm

                                                     +Tính cá thể hóa

Câu 5 (trang 139 sgk Văn 10 Tập 2):

a, Trình bày khái quát vấn đề:

-Nguồn gốc của Tiếng Việt: Từ cổ xưa, cùng với sự ra đời của dân tộc, có quan hệ gần gũi với các nhóm ngôn ngữ ngoài họ Nam Á

-Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt: Gần gũi với tiếng Mường, họ hàng xa với tiếng Môn-Khmer, có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác…

-Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: Trải qua 4 thời kỳ:

+Thời tiền sử

+Thời kỳ độc lập

+Thời kỳ Pháp thuộc

+Sau cách mạng tháng 8 đến nay

b, Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:

- Viết bằng chữ Nôm: Quan âm Thị Kính, Thạch Sanh,  Quốc âm thi tập, Phạm Công – Cúc Hoa…

- Viết bằng chữ Hán: Nam trung tạp ngâm. Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục,…

- Viết bằng chữ quốc ngữ: Giăng sáng, Sống mòn, Đời thừa,…

Câu 6 (trang 139 sgk Văn 10 Tập 2):

Ngữ âm và chữ viết

Từ ngữ

Ngữ pháp

Phong cách ngôn ngữ

-Đảm bảo sự trong sáng của Tiếng Việt
-Dùng từ, đặt câu chính xác

-Dùng đúng nghĩa của từ
-Sử dụng âm thanh và cấu tạo chuẩn của từ
-Dùng từ phù hợp với văn cảnh

-Câu đúng về mặt ngữ pháp
-Câu chuẩn về mặt ngữ nghĩa
-Dùng dấu câu chính xác
-Các câu mạch lạc, logic

-Phong cách ngôn ngữ chính xác, có sự kết hợp hài hòa


Câu 7 (trang 139 sgk Văn 10 Tập 2):

Những câu đúng:

b, Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.

d, Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước.

g, Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh được củng cố, nâng cao kiến thức về hoạt động giao tiếp. Từ đó vận dụng hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác