logo

Soạn bài: Tổng kết phần Văn học (siêu ngắn)


Soạn bài: Tổng kết phần Văn học (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Tổng kết phần Văn học- TopLoigiai


1. Các bộ phận của văn học Việt Nam:

- Gồm hai bộ phận: văn học dân gian, văn học viết

- Đặc điểm: +Ảnh hưởng trực tiếp bởi truyền thống văn hóa dân tộc, có sự tiếp thu, giao lưu tiếp biến với văn học nước ngoài

+Cảm hứng sáng tác chủ yếu là tinh thần yêu nước và cảm hứng nhân đạo


2. Gợi ý ôn tập văn học dân gian:

a)  Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

+ Tính truyền miệng

+ Tính tập thể

+ Tính thực hành

- Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, vè, truyện thơ, chèo.


3. Gợi ý ôn tập văn học viết (trung đại và hiện đại):

a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

- Chủ nghĩa yêu nước.

- Chủ nghĩa nhân đạo.

- Cảm hứng thế sự.

b)

- Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với truyền thống dân tộc:

+ Văn học viết được hình thành và lấy cảm hứng từ truyền thống và văn hóa dân tộc Việt Nam.  

+ Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương..., Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ …

- Văn học viết Việt Nam tiếp biến văn học nước ngoài:

+ Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa.

+ Chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp. Điều này thể hiện rõ qua sự xuất hiện của phong trào thơ mới với những tên tuổi lớn như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố...

c) So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại

Đặc điểm

VHTĐ

VHHĐ

Chữ viết

Chữ Hán và chữ Nôm

Chữ quốc ngữ

Thể loại

-Có sự sáng tạo, cải biến từ những vay mượn của văn học Trung Quốc
-Thể loại đa dạng bao gồm: truyện thơ, hát, nói

-Có sự học hỏi từ nền văn học hiện đại
-Các thể loại phổ biến như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch

Giao lưu tiếp biến với văn học nước ngoài

Ảnh hưởng trực tiếp bởi nền văn hóa nước láng giềng trung Quốc

Bên cạnh Trung Quốc còn học hỏi, vay mượn, giao lưu với nhiều nền văn hóa khác như Nga, Mĩ-Latinh


 4. Gợi ý khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

a)

-Các thành phần văn học: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Quá trình phát triển: 4 giai đoạn:

+ Thế kỉ X đến thế kỉ XIV.

+ Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

+ Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX.

- Những đặc điểm lớn

+Về nội dung: chủ yếu là cảm hứng yêu nước và tinh thần nhân đạo.

+Về nghệ thuật:

  Tính quy phạm

  Tính khuynh hướng

  Tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và nước ngoài

b)

- Những thể loại văn học trung đại đã học:

+ Thơ Đường luật chữ Hán: Là thể thơ sáng tác bằng chữ Hán, nguồn gốc từ thời nhà Đường và tuân theo những chuẩn mực về cách đặt câu, gieo vần…

+ Thơ Nôm Đường luật: Là thể thơ được sáng tác bằng chữ Nôm và tuân theo những quy định, chuẩn mực về số chữ, cách gieo vần…

+ Phú: Thường dùng thể loại này trong việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước cái đẹp, cái thơ, có hồn

+ Cáo: Là văn bản của nhà vua thực hiện mục đích thông báo một thông tin chính trị- xã hội

+ Tự

+ Sử ký

+ Truyện truyền kỳ

+ Tiểu thuyết chương hồi

+ Ngâm khúc

+ Thơ Nôm lục bát

+ Thơ Nôm song thất lục bát

c) Nêu những tác gia, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

Tác giả

 Tác phẩm

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Nguyễn Trãi

Đại cáo bình ngô

cáo

Về 10 năm đấu tranh chống quân Minh

Là tác phẩm như áng thiên cổ hùng văn

Nguyễn Dữ

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Truyền kỳ

Thể hiện sự tôn trọng và ngợi ca với phầm chất của nhân vật Tản Viên

Sử dụng các yếu tố hư ảo, ly kỳ

Nguyễn Du

Truyện Kiều

Truyện thơ

Thông qua cuộc đời và số phận nhân vật để lên án, tố cáo xã hội đã chà đạp con người

Là đỉnh cao thơ Nguyễn Du với 3254 câu thơ lục bát

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhàn

Thất ngôn bát cú Đường luật

Thể hiện quan điểm của tác giả về lối sống ung dung, tự do, tự tại, phóng khoáng

Ngôn từ trong sáng, mộc mạc, giản dị thể hiện được chiều sâu về nội dung

Phạm Ngũ Lão

Thuật hoài

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Thể hiện quan điểm của tác giả về nam nhi và ý chí của đấng nam nhi đối với đất nước

Sử dụng từ ngữ, hình ảnh đều gợi lên hình dung về sự to lớn, kỳ vĩ một cách cụ thể


5. Hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam

a)

- Thơ phú thời Lí – Trần: nổi bật tư tưởng trung quân ái quốc

+ Thể hiện nhận thức về chủ quyền dân tộc, tự chủ, tự cường

+ Bày tỏ thái độ, ý chí đấu tranh chống quân xâm lược

+Niềm tự hào với tinh thần chiến đấu và chiến thắng của cha ông +Nêu cao lòng biết ơn, sự trân trọng với những con người đã một lòng cống hiến, hy sinh vì độc lập chủ quyền dân tộc

b)
+Bày tỏ nỗi xót thương, thấu cảm trước những số phận bất hạnh, những cuộc đời tài hoa bạc mệnh hay cảnh đời bấp bênh.

+ Mỗi sáng tác đều thể hiện sự trân trọng, ngợi ca và niềm tự hào bởi vẻ đẹp của con người.

+Thể hiện khát vọng của con người, mong muốn thay đổi hiện thực, vươn lên cho một cuộc sống tươi sáng hơn.

+ Thể hiện niềm tin vào sự đổi đời cho con người biết vượt qua giới hạn để phấn đấu và vươn lên.


6. Gợi ý ôn tập phần văn học nước ngoài:

a)

Sử thi

Đặc điểm riêng

Đặc điểm chung

Đăm Săn

-Hầu hết là những mong muốn khát vọng của con người bộc lộ trực tiếp qua hành động nhằm mục đích chung lớn lao là dân tộc

Đều nhằm mục đích hướng tới những vấn đề cộng đồng, vì cộng đồng

Ô- đi-xê

Nhân vật xuất hiện qua sự khắc họa về hành động thông qua sức mạnh về thể lực và trí lực

Nhân vật mang lý tưởng anh hùng, có tầm vóc, sở hữu cả tài lực và trí lực

Ra- ma-ya-na

Con người xuất hiện qua những miểu tả cụ thể về tính cách

Hình tượng nghệ thuật trau chuốt, có tính thẩm mĩ cao

b)

 

Thơ Đường

Thơ Hai-cư

Nội dung

Nội dung phong phú, đi sâu vào thực tiễn và khám phá đời sống tâm lý, tình cảm của con người

Bằng những khắc họa để gợi cảm xúc, suy tư cho người đọc tự liên tưởng

Nghệ thuật

Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu

Ngôn từ đòi hỏi sự liên tưởng, có những khoảng không nhất định cho người đọc tự cảm nhận theo cảm xúc riêng

c) Đoạn trích Hồi trống cổ thành cho thấy:

- Nghệ thuật kể chuyện cụ thể, rõ ràng nhưng có sức hút, các diễn biến tự nhiên và có nút thắt, nút mở gây được tò mò, đồng thời lồng ghép được những đỉnh điểm hấp dẫn.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, từ những mâu thuẫn để làm đòn bẩy nêu bật tính cách riêng của từng nhân vật.


7. Gợi ý ôn tập phần lí luận văn học:

a) Tiêu chí

- Văn bản văn học phải đi sâu vào thực tế đời sống, phản ánh đời sống một cách chân thực, khách quan và thể hiện đầy đủ mặt tình cảm, đảm bảo tính thẩm mĩ của con người.

- Văn bản văn học phát triển trên nền tảng nghệ thuật với phương tiện là ngôn ngữ, có giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật.

- Mỗi văn bản văn học mang một đặc trưng thể loại riêng và chịu sự chi phối và phải đảm bảo tính chính xác của thể loại.

b) Tầng cấu trúc của văn bản văn học gồm: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.

c) * Các khái niệm thuộc về nội dung:

- Đề tài là vấn đề chính, quan trọng nhất được nhà văn lựa chọn, khái quát, và đưa thành nội dung để bàn bạc trong văn bản.

-VD: Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan viết về đề tài người nông dân.

- Chủ đề là phần nội dung trọng tâm được tập trung phân tích, làm rõ, đề cập và bộc lộ cái nhìn sâu sắc của nhà văn với cuộc sống.

-Cảm hứng nghệ thuật là những cảm nhận, tình cảm nổi bật trong văn bản. Thông qua đây tác giả gửi gắm tình cảm đến người đọc.

*Các khái niệm thuộc về nội dung:

+ Ngôn từ: là đơn vị nhỏ nhất tạo thành tác phẩm. Nhờ có ngôn từ mà nội udng, tư tưởng được truyền tải mới thuyết phục và hiệu quả. Ví dụ: ngôn từ trào phúng…

+ Kết cấu: Là việc sắp xếp nội dung, bố cục, các luận điểm, luận cứ theo từng phần cụ thể, rõ ràng đảm bảo tính thống nhất, mạch lạc, logic của văn bản.

+ Thể loại: Là cách viết mang đặc trưng riêng có chi phối và quy định hình thức và nội dung của văn bản.

d) - Nội dung của tác phẩm phải thể hiện một chủ đề nhất định, cụ thể, rõ ràng, phải đảm bảo tính nhân văn, tư tưởng nhân đạo và tinh thần mà tác giả gửi gắm. Nó cho thấy cái tôi cá nhân riêng biệt, cá tính của mỗi tác giả.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh được củng cố kiến thức về văn học. Từ đó sáng tạo cho những văn bản sâu sắc, thuyết phục và sáng tạo hơn nữa.  

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác