logo

Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 10 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn văn 10 siêu ngắn: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)- TopLoigiai


Bố cục:

- Phần 1: từ đầu đến "… vết luống còn lưu!": Thiên nhiên và cảm xúc con người

- Phần 2: tiếp đến " …nghìn xưa ca ngợi": Lời bình luận của các bô lão về chiến tích sông Bạch Đằng

- Phần 3: tiếp theo đến "… lệ chan": Những chiến công lừng lẫy và lý giải lý do tại sao.

- Phần 4: còn lại: Lời nói của các bô lão.


Đọc - Hiểu


Câu 1

* Bố cục toàn bài được chia làm bốn phần:

- Phần 1: từ đầu đến "… vết luống còn lưu!": Thiên nhiên và cảm xúc con người

- Phần 2: tiếp đến " …nghìn xưa ca ngợi": Lời bình luận của các bô lão về chiến tích sông Bạch Đằng

- Phần 3: tiếp theo đến "… lệ chan": Những chiến công lừng lẫy và lý giải lý do tại sao.

- Phần 4: còn lại:Lời nói của các bô lão.

* Vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử được nói đến chính là nơi diễn ra những đại chiến, là những cuộc chiến công ghi dấu và tiến tăm lừng lẫy trong lịch sử như Chiến thắng quân Mông- Nguyên, đánh tan quân Nam hán.

* Đề tài sông Bạch Đằng không phải đề tài mới trong văn học nhưng là đề tài được khai thác rất nhiều. Nó đi cùng dòng chảy trôi của thời gian và đi vào dòng văn học như khơi nguồn cho những áng văn thơ yêu nước cho nhiều nhà thơ. Nhắc đến đề tài sông Bạch Đằng thì không thể không kể đến thơ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Sưởng, Trương Hán Siêu…


Câu 2

+ Có thể hiểu “khách” ở đây là bản thân tác giả xuất hiện dưới hình thức phân thân.

+ Nhân vật khách có mục đích dạo chơi thiên nhiên cụ thể là việc thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, ngao du thiên hạ và khám phá năm châu bốn bể, trau dồi tri thức. Điều này khẳng định đây là tâm hồn đầy ung dung, tự do, phóng khoáng.

+ Những “chiến địa” mà khách đã đi qua được nhắc đến đều là những nơi đã ghi dnah trong những chiến công lẫy lừng của dân tộc, được lấy tên từ những nơi thuộc Trung Quốc như Nguyên, Tương, Ngũ Hồ. Điều này làm nổi bật sự giàu có về vốn hiểu biết, về tri thức cũng như sự yêu mến trong tâm hồn của nhân vật.


Câu 3 

Có thể thấy cảm xúc của nhân vật “ khách” khi đứng trước thiên nhiên sông Bạch Đằng là sự trộn lẫn giữa tự hào, phấn khởi và buồn thương, nuối tiếc.

+ Đầu tiên là tự hào trước khung cảnh một con sông nhỏ bé, nên thơ tưởng như yểu điệu này lại là nơi ghi dấu những chiến công lừng lẫy, những trận thủy chiến lớn nhất.

+ Tuy nhiên niềm tự hào còn pha lẫn cả những tiếc nuối vì cảnh thiên nhiên hùng vĩ, to lớn kia đang dần bị mai một, cảnh xưa giờ không còn hào hùng tráng lệ mà nặng trĩu nỗi sầu xót thương cho những người anh hùng đã ngã xuống trên những trận chiến.


Câu 4 

+ Vai trò của hình tượng các bô lão như sau: Các bô lão được hiểu là những người sinh sống và lao động bình thường, hoặc là một tập thể trong xã hội. Dù hiểu theo cách nào thì sự xuất hiện của các bô lão đều đóng vai trò giống chất xúc tác thúc đẩy câu chuyện diễn ra một cách logic, tự nhiên và cuốn hút. Có thể nó hình tượng các bô lão là yếu tố để các sự việc, sự vật liên kết logic, tự nhiên, thuyết phục.

+ Toàn bộ những chiến tích trên sông Bạch Đằng được các bô lão kể lại vô cùng tâm huyết bằng giọng điệu đầy tự hào, ngợi ca và trân trọng.

+ Qua sự bình luận của các bô lão ta có thể thấy chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy không chỉ bởi chọn được một địa hình đặc biệt mà chính tài năng và lòng quyết tâm của con người đã làm nên chiến thắng lừng lẫy.


Câu 5 

Lời ca của các vị bô lão và lời ca của "khách" nối tiếp nhau nhằm khẳng định những điều sau:

+ Nêu ra và khẳng định chân lý rằng dù thời gian có chảy trôi thế nào thì những con người phi lương bất nghĩa sẽ bị tiêu diệt và chắc chắn người anh hùng sẽ trở thành hình tượng lý tưởng trong lòng người.

+ Ngợi ca tài và đức của con người chính là hai vị vua. Ngoài ra, còn thể hiện sự ngưỡng mộ, dành lời khen cho sự sáng suốt của vương triều nhà Trần trong việc bày ra và hoạch định đường lối kháng chiến.


Câu 6

Giá trị nội dung và nghệ thuật:

+ Nội dung: Bài phú tái hiện bức tranh mang cả tầm vóc, khí thế và trí tuệ đầy tự hào, đáng ngưỡng mộ của những người anh hùng trong các trận chiến lừng lẫy của dân tộc. Từ đó tác giả bày tỏ tinh thần yêu nước, niềm tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc đẩy vẻ vang và nêu cao sự ngợi cam trân trọng với tài năng và đức độ của con người.

+ Giá trị nghệ thuật:

- Sáng tạo hình ảnh thơ với hình tượng nhân vật độc đáo

- Sử dụng hình thức đối đáp độc đáo

- Các hình ảnh có tính chọn lọc rất phù hợp


Luyện tập


Câu 2

Lời ca của "khách" trong bài thơ Bạch Đằng giang

 

Phú sông Bạch Đằng

Bạch Đằng giang

Thể thơ

Phú

Lục bát

Nội dung

· Thể hiện sự tự hào, tinh thần ngợi ca về chiến thắng lừng lẫy, vang dấu trong lịch sử trên sông Bạch Đằng

· Nêu cao tinh thần con người là yếu tố quan trọng quyết định chiến thắng

· Thể hiện sự tự hào, tinh thần ngợi ca về chiến thắng lừng lẫy, vang dấu trong lịch sử trên sông Bạch Đằng

· Nêu cao tinh thần con người là yếu tố quan trọng quyết định chiến thắng


Nhận xét - Ý nghĩa

1. Về nội dung: Nắm được cảm hứng hào hùng và bi tráng trong bài thơ. Ngài ra thấy được lòng tự hào truyền thống anh hùng dân tộc cũng như tinh thần bất khuất của con người và tính nhân văn của tác phẩm.

2. Về nghệ thuật: Nắm được yếu tố đặc sắc về nghệ thuật trong thể phú

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác