logo

Soạn bài: Ôn tập phần Làm văn (siêu ngắn)


Soạn bài: Ôn tập phần Làm văn (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Ôn tập phần Làm văn- TopLoigiai


I. Lý thuyết

Câu 1 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

Tự sự

Thuyết minh

Nghị luận

Kể lại toàn bộ câu chuyện theo diễn biễn và tình tự nhất định

Cung cấp tri thức, thông tin về đối tượng thuyết minh

Nêu quan điểm, đánh giá, nhận xét qua hệ thống phân tích, lập luận bằng những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục


- Đặc điểm của các loại văn bản:

+ Tự sự: kể, trình bày lại câu chuyện một cách có trình tự.

+ Thuyết minh: giới thiệu các nét cơ bản về đối tượng thuyết minh.

+ Nghị luận: dùng lí lẽ, dẫn chứng để phân tích, chứng minh, bình luận về một vấn đề thuộc văn học hay đời sống, đồng thời thuyết phục người khác nghe và tin vào quan điểm của mình.

⇒ Cần kết hợp các loại văn bản để tăng sự đa dạng, phong phú, sáng tạo cho bài viết được khai thác trên nhiều phương diện, sâu sắc, thuyết phục và cuốn hút.

Câu 2 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là những sự việc, chi tiết có tính quan trọng, quyết định thành công tác phẩm và nó thể hiện tư tưởng toàn bài một cách cụ thể, rõ ràng nhất.

- Muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu phải có sự quan sát, đánh giá và chọn lọc để tìm và phát hiện những chi tiết tiêu biểu, có tính đặc thù phục vụ cho mục đích bộc lộ tư tưởng, chủ đề của toàn tác phẩm một cách cụ thể, rõ ràng, sinh động.

Câu 3 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

Rõ ràng, bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm thì vẫn là một bài văn tự sự. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố kể thông thường còn có miêu tả, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Các yếu tố này được kết hợp hoàn hảo sẽ tạo ra sự chỉn chu, thống nhất về nội dung, tăng sự hấp dẫn và thu hút.  

Câu 4 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Ở THCS đã được học các phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, nêu số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.

- Ở lớp 10 được tiếp cận các phương pháp như: chú thích, nêu nguyên nhân- kết quả…

Câu 5 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Để văn bản thuyết minh đảm bảo chuẩn xác thì thông tin, tri thức cung cấp phải chính xác, đúng đắn, có độ tin cậy cao và thuyết phục. Điều này đòi hỏi người viết phải có nền kiến thức chắn chắn

- Văn bản thuyết minh hấp dẫn đòi hỏi sự đa dạng, phong phú. Người viết phải cung cấp được thông tin mới mẻ, đa dạng, thu hút, cách triển khai sáng tạo…

Câu 6 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Cách lập dàn ý:

Để lập dàn ý cho bài văn thuyết minh thì trước hết phải nắm được phương pháp làm bài, các nội dung cơ bản của một bài văn thuyết minh để phục vụ cho hoạt động lập dàn ý.

- Cách viết các đoạn văn thuyết minh:

+ Cách viết mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề cần thuyết minh. Có thể đi theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải đảm bảo nêu được đối tượng thuyết minh ở mở bài.

+ Cách viết thân bài: Tập trung vào đối tượng thuyết minh, cung cấp được những thông tin cần thiết, chính xác, tin cậy và thuyết phục. Triển khai làm rõ theo từng phần cụ thể, luận điểm rõ ràng. Đảm bảo được tính mạch lạc, logic và thu hút.

+ Cách viết kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Nêu đánh giá, nhận xét của bản thân.

Câu 7 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Cấu tạo của lập luận:

+ Luận điểm: vấn đề trọng tâm, vấn đề chính trong phần nghị luận

+ Luận cứ: những lý lẽ để chứng minh cho luận điểm dựa trên sự chính xác, minh bạch của lý luận và thực tiễn

+ Luận chứng: những chứng cứ xác thực, cụ thể nhằm làm rõ cho luận cứ và luận điểm

- Các thao tác nghị luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh.

- Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận:

+ Nắm được nội dung trọng tâm đề tài

+ Triển khai nội dung theo từng phần rõ ràng, cụ thể, mạch lạc theo từng luận điểm, luận cứ, dẫn chứng

- Lập dàn ý: sử dụng những thông tin dựa vào kiến thức và lựa chọn phương pháp phù hợp để sắp xếp, triển khai vấn đề theo từng nội dung cụ thể.

Câu 8 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự:

+ Yêu cầu: kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định, đảm bảo tính cụ thể về nội dung, chính xác theo từng chi tiết.

+ Cách thức: Hiểu được vấn đề, nắm được nội dung chính, nắm được đặc điểm về các chi tiết, nhân vật để kể lại trung thực, khách quan nhất.

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh:

+ Yêu cầu: Tóm tắt ngắn gọn, rõ ràng, logic, đảm bảo chính xác về mặt nội dung so với bản gốc  

+ Cách thức: Nắm được nội dung, yêu cầu tóm tắt, hiểu đặc điểm của đối tượng để hình thành ý tưởng và thực hiện tóm tắt đạt hiệu quả cao.

Câu 9 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

*Kế hoạch cá nhân:

- Đặc điểm:

+ Nội dung: kế hoạch của cá nhân

+ Hình thức: ngắn gọn, khoa học, cụ thể và rõ ràng

- Cách viết: bao gồm;

+ Tiêu đề

+Mở đầu: họ tên, ngày - tháng -năm

+ Phần thân: nội dung chính, thời gian, địa điểm, nội dung tiến  hành công việc, dự kiến hoàn thành mục tiêu…

*Quảng cáo:

- Đặc điểm:

+ Nội dung: Cung cấp thông tin về đối tượng quảng cáo

+ Hình thứ: ngắn gọn, đầy đủ, đảm bảo yêu cầu nội dung, thu thút, thuyết phục

- Cách viết:

+ Chọn nội dung quảng cáo: nhạy bén, có tính phổ biến, có sức hút

+ Chọn hình thức quảng cáo: đa dạng, phong phú. Có thể lựa chọn phù hợp với mục đích quảng cáo.

Câu 10 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Trước hết phải hiểu về đối tượng qua các nội dung như học vấn, tâm lý, nhu cầu để lựa chọn lập dàn ý phù hợp.

- Các bước trình bày:

+ Lời chào, giới thiệu sơ lược

+ Đi vào trình bày từng nội dung cụ thể

+Kết thúc vấn đề. Nêu lời cảm ơn


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2): Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh

Gợi ý: Xem lài bài đã thực hành trong bài số 15 về văn thuyết minh

Câu 2 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2): Bài viết trình bày theo hệ thống ý sau:

a. Văn học dân gian là gì?

- Là những tác phẩm được sáng tác trong chính hoạt động lao động của nhân dân và được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.

b. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?

- Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành.

c. Các thể loại của văn học dân gian?

- 12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết,cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, câu đố…

d. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:

- Là những tri thức của cha ông được tích lũy qua quá trình lâu dài

- Giáo dục phẩm chất con người về tư tưởng, hành động…

-Các tác phẩm VHDG nuôi dưỡng tâm hồn con người và trở thành mẫu mực về nghệ thuật

* Truyện Kiều (Phần một: Tác giả):

a. Thân thế, sự nghiệp:

+ Cuộc đời ông nhiều thăng trầm. Năm 10 tuổi, ông phải chứng kiến cha với mẹ lần lượt ra đi. Từ đó, sống phiêu dạt, bươn trải và vật lộn, tự mình mưu sinh. Bởi thế mà ông trải qua hết những tủi hờn, đau đớn, nhọc nhằn và thấu cảm cho nỗi đau đớn, sự cùng cực và đớn đau của những người cùng cảnh ngộ.

+ Sau những thăng trầm, ông được phong làm quan triều Nguyễn và giữ đến chức Học sĩ điện Cần Chánh, nhận được sự tin tưởng và cử đi sứ tại Trung Quốc.

+ Ngoài việc làm quan trong triều đình còn tham gia hoạt động sáng tác. Các sáng tác của ông bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán đều mang cảm xúc dung dị, đời thường nhưng chứa đựng tình cảm sâu sắc và đem lại giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật đến tầm uyên bác.

b. Các sáng tác chính: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh (Chữ Nôm)...

c. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác.

- Giá trị tư tưởng:

-Về tư tưởng (giá trị hiện thực): Các tác phẩm của ông tập trung phản ánh, phê phán, lên án và tố cáo hiện thực xã hội ngang trái, bất công đã chà đạp và kìm hãm cuộc sống con người.

-Về giá trị nhân đạo: Mỗi tác phẩm đều thể hiện tính nhân văn và mang giá trị nhân đạo sâu sắc thể hiện qua việc:

+Bày tỏ nỗi xót thương, thấu cảm trước những số phận bất hạnh, những cuộc đời tài hoa bạc mệnh hay cảnh đời bấp bênh.

+ Mỗi sáng tác đều thể hiện sự trân trọng, ngợi ca và niềm tự hào bởi vẻ đẹp của con người.

+Thể hiện khát vọng của con người, mong muốn thay đổi hiện thực, vươn lên cho một cuộc sống tươi sáng hơn.

+ Thể hiện niềm tin vào sự đổi đời cho con người biết vượt qua giới hạn để phấn đấu và vươn lên.

- Giá trị nghệ thuật:

+Thơ văn Nguyễn Du là đỉnh cao của sự sáng tạo kết hợp phong cách độc đáo. Thơ chữ Hán rất giản dị, gắn liền với đời sống thì thơ chữ Nôm lại là đỉnh cao. Có thể khẳng định Nguyễn Du đã rất thành công với hai thể thơ dân tộc

+Thơ văn của ông làm phong phú cho nền ngôn ngữ Tiếng Việt.

+Qua những tác phẩm của ông đã bộc lộ cá tính và tài năng của Nguyễn Du và rất Nguyễn Du.thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.

d. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: Ông là một đại thi hào của dân tộc với những sáng tác đã trở thành kiệt tác. Với ông không chỉ tài hoa trong nghệ thuật văn chương mà còn cao đẹp trong nhân cách. Chính môi trường sống đã tôi luyện một con người đa tài, giàu lòng nhân ái,…

* Văn bản văn học:

a. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

- Văn bản văn học phải đi sâu vào thực tế đời sống, phản ánh đời sống một cách chân thực, khách quan và thể hiện rõ nét đời sống tình cảm đa dạng, phong phú cũng như đảm bảo tính thẩm mĩ của con người.

- Văn bản văn học phát triển trên nền tảng nghệ thuật với phương tiện là ngôn ngữ, có giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật.

- Mỗi văn bản văn học mang một đặc trưng thể loại riêng và thể hiện đầy đủ những đặc điểm của thể loại đó đồng thời chịu sự chi phối và phải đảm bảo tính chính xác của thể loại.

b. Cấu trúc của văn bản văn học:

Là sự kết hợp của nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh được nhắc lại, củng cố và luyện tập toàn bộ kiến thức về tập làm văn. Từ đó vận dụng và sáng tạo để bài viết của mình sâu sắc, thuyết phục và sáng tạo hơn nữa.  

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác