logo

Soạn bài: Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm- TopLoigiai


Bố cục:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến "… còn ghi"): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "… chịu được"): Lên án, tố cáo âm mưu kẻ thù

+ Đoạn 3 (tiếp đến  "… chưa thấy xưa nay"): Từ khi bắt đầu trận chiến đến khi thắng lợi.

+ Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố hòa bình


Đọc - Hiểu


Câu 1

+ Đoạn 1 (từ đầu đến "… còn ghi"): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "… chịu được"): Lên án, tố cáo âm mưu kẻ thù

+ Đoạn 3 (tiếp đến  "… chưa thấy xưa nay"): Từ khi bắt đầu trận chiến đến khi thắng lợi.

+ Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố hòa bình

⇒ Mỗi đoạn đều tập trung làm rõ một vấn đề nhằm thể hiện rõ ràng, cụ thể chủ đề toàn bài nhằm khẳng định độc lập dân tộc.


Câu 2

a. Những chân lý được khẳng định gồm tư tưởng chính nghĩa và chân lý về chủ quyền, cũng như hòa bình dân tộc.

b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:

+ Tác giả đưa ra chân lý về tư tưởng chính nghĩa đồng thời dùng thực tiễn lịch sử để chứng minh, làm rõ nhằm khẳng định chắc nịch về độc lập chủ quyền.

+ Tác giả chỉ ra một cách cụ thể và nêu chi tiết về độc lập chủ quyền và chỉ ra những yếu tố một cách minh bạch.

c.

+ Để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc tác giả chọn cách viết đảm bảo tính minh bạch, xác thực, có độ tin cậy cao, các dẫn chứng, lý lẽ chính xác, thuyết phục nhằm khẳng định đanh thép về chủ quyền.

+ Sử dụng kết hợp song song giữa câu văn biền ngẫu với nghệ thuật so sánh cùng yếu tố lịch sử nhằm tăng tính thuyết phục, tạo độ tin cậy


Câu 3 

+ Tác giả còn tố cáo âm mưu và thủ đoạn độc ác của quân giặc

- Âm mưu: xâm lược, xâm phạm độc lập chủ quyền dân tộc.

- Thủ đoạn:

+ Tàn sát người một cách vô tội, hành động vô cùng tàn nhẫn, dã man , mất nhân tính

+ Bóc lột và vơ vét của cải của nhân dân

+ Hủy hoại con người, hủy hoại thiên nhiên…

- Nghệ thuật đặc sắc của đoạn cáo trạng gồm 

- Sử dụng các hình ảnh, chi tiết cụ thể, giàu sức gợi, kết hợp với nghệ thuật đối lập càng làm nổi bật ý đồ của tác giả

- Ngôn từ, giọng điệu mang lại nhiều cảm xúc

- Lời văn biến đổi thể hiện nhiều khung bậc cảm xúc khác nhau như: uất hận, nghẹn ngào, đanh thép…


Câu 4

a. Sự tái hiện giai đoạn đầu của khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Thiếu người tài, thiếu quân nhân, thiếu lương thực, thực phẩm

+ Trái lại kẻ thù mạnh cả về quân đội lẫn vũ khí và rất tàn nhẫn, thâm độc

+ Chúng ta có sức mạnh toàn quân, toàn dân, sức mạnh đoàn kết tuyệt đối nhằm chống lại âm mưu thâm độc của quân thù và khí thế hừng hực của toàn quân, toàn dân.

+ Có người lãnh đạo đa tài cũng rất mực đa tình, đưa ra chính sách, đường lối sáng suốt, đúng đắn và ý chí quyết tâm đến cùng.

b. - Bức tranh toàn cảnh của khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Những trận đánh gồm:

Trận tiến quân ra bắc: Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

Các chiến dịch nhằm chi viện cho quân đội: Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

=> Các trận đánh đều được tái hiện đầy đủ, rõ ràng qua  ngôn từ, hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật rất phù hợp, linh hoạt, ấn tượng.

+ Tính chất hùng tráng của đoạn văn được thể hiện qua: hình tượng thơ phong phú được đặt trên bàn cân với sự to lớn, kì vĩ của thiên nhiên (sấm vang như chớp, sụt toang đê vỡ, đá núi cũng mòn…); ngôn từ giàu sức gợi…


Câu 5

+ Giọng văn có sự thay đổi từ tinh thần hào hùng, bi tráng sang suy tư và đầy trang trọng. Có sự khác biệt này vì đến đây là lúc kết lại và lắng đọng cảm xúc, tư tưởng của toàn bài và đây chính là lời tuyên bố hòa bình.

+ Bằng lời tuyên bố nền độc lập tác giả đã rút ra bài học như sau:

- Việc tồn tại hay suy vong của một quốc gia là tất yếu. Muốn quốc gia ổn định, có thể tồn tại, phát triển và khẳng định được vị trí của mình thì phải sự xây dựng cơ sở phục hưng chắc chắc, có nền tảng

- Sự phồn thịnh không chỉ cần sự gây dựng của thế hệ đi trươc mà còn cần sự cố gắng của thế hệ hôm nay

- Khẳng định thêm lòng quyết tâm và ý chí hành động đến cùng vì mục đích dành nước, dựng nước và giữ nước của toàn thể dân tộc.


Câu 6

a. Đại cáo bình Ngô có thể coi là bản tuyên ngôn về quyền sống của con người...

Vì: Mở đầu bài cáo tác giả đã khẳng định tư tưởng chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa, tiếp đến lấy dẫn chứng lịch sử để chứng minh, tố cáo, lên án những hành động và âm mưu thâm độc của quân Minh, cuối cùng là lời tuyên bố hòa bình, khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc

b. Sự hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương thể hiện qua:

+ Kết cấu- Bố cục: 4 phần rất rõ ràng, cụ thể, logic. Mỗi phần có một vai trò riêng, song đều tập trung phân tích, đánh giá, nêu quan điểm, lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục nhằm làm nổi bật chủ đề tác p hẩm.

+ Lập luận: Các lập luận kết hợp song hành giữa lý lẽ sắc bén với ngôn từ giàu sức gợi, giữa dẫn chứng xác thực với ngôn ngữ giàu hình tượng, mang nhiều sắc thái biểu cảm phong phú.

+ Cách xây dựng hình tượng vừa khái quát vừa cụ thể, nhịp thơ thay đổi linh hoạt theo lời văn phù hợp với diễn biến và kết cấu


Nhận xét - Ý nghĩa

1. Nội dung: Tố cáo âm mưu thâm độc của kẻ thù từ đó nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và khẳng định chân lý vững bền về chủ quyền dân tộc.

2. Nghệ thuật: kết hợp song song giữa yếu tố chính luận và trữ tình. Ngoài ra, đây là áng thiên cổ hùng văn mang đậm cảm hứng anh hùng ca.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác