logo

Soạn bài: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh (siêu ngắn)


Soạn bài: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh- TopLoigiai


I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh

a) Cách viết có thể khẳng định là chưa chuẩn xác. Vì:

Thông tin đưa ra chưa được đúng đắn, thiếu độ tin cậy. Theo thực tế, chương trình văn học lớp 10 không chỉ học những tác phẩm văn học dân gian còn có nhiều các thể loại văn học khác.

b) Câu được nêu ra là chưa chuẩn xác.Rõ ràng:

+ Việc khẳng định Bình Ngô đại cáo là bài văn chưa đúng, hơn hết thời điểm được nêu ra không chính xác.

c) Không thể sử dụng văn bản đã cho thể thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung bài thơ không phù hợp với việc thuyết minh. Cụ thể là chưa cung cấp được tri thức về nhà thơ bao gồm cuộc đời và sự nghiệp, những tác phẩm tiêu biểu… Tóm lại, một văn bản thuyết minh chuẩn xác là văn bản đáp ứng đủ về nội dung như tính chính xác, tính minh bạch, tính khách quan và độ tin cậy cao.


II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh

- Luận điểm chưa thể hiện tính bao quát, cụ thể. Vì vậy để giúp nó trở nên cụ thể hơn thì tác giả đã đưa ra lý lẽ, dẫn chứng rất minh bạch, chính xác để chứng minh và lãm rõ. Cụ thể: nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Bailo, nghiên cứu tại trường Đại học I-li-noi.

 - Việc tạo hứng thú trong kể về hòn An Mạ thể hiện qua việc gắn nó với một truyền thuyết. Nhờ đó mà nó có tính hấp dẫn riêng và trở nên đắc biệt hay để lại ấn tượng nhất định đối với người đọc, người nghe. Đồng thời, truyền thuyết là thể loại rất dễ hiểu, dễ nhớ và nó dường như đã gắn bó nên thể hiện sự quen thuộc, gần gũi với con người.


III. Luyện tập

Tính hấp dẫn của đoạn trích thể hiện qua:

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiểu câu như câu đơn, câu ngắn cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa những câu đơn và câu ghép, câu cảm thán, câu nghi vấn…

- Ngôn ngữ sáng tạo, giàu tính tượng hình, hình ảnh thơ trữ tình: “ bó hành hoa xanh như lá mạ”, “một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ…”

- Các giác quan phối hợp nhịp nhàng và có sự liên tưởng phù hợp, đa dạng

- Tình cảm, cảm xúc được bộc lộ rõ ràng, cụ thể và chân thật: “trông mà thèm quá”, “có ai lại đừng vào ăn cho được”,…


Ý nghĩa – nhận xét

Qua tiết học, học sinh nắm được:

- Văn bản thuyết minh phải đảm bảo tính chính xác. Thông tin đưa ra phải có tính đúng đắn, xác thực, có độ tin cậy cao.

- Văn bản thuyết minh ngoài chính xác thì cần tạo được hứng thú cho người đọc, người nghe.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác