logo

Soạn bài: Trích diễm thi tập (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 10 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn văn 10 siêu ngắn: Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)- TopLoigiai
Bố cục:

Trích diễm thi tập được chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến "không rách nát tan tành"): Nêu nguyên nhân thơ văn không được lưu truyền.

+ Phần 2 (đoạn còn lại): Lý giải động lực, thể hiện niềm tự hào của tác giả qua việc sưu tầm.


Đọc - Hiểu


Câu 1 

Nguyên nhân mà tác giả nêu ra:

- Không phải tất cả mọi người đều thấu hết cái hay, cái đẹp của văn chương

- Những người có khẳ năng hiểu và cảm nhận về thơ ca thì luôn bận rộn, không có thời gian rảnh để nghiên cứu

- Những người có thời gian, có sự quan tâm đến thơ ca thì thiếu năng lực, thiếu kiên nhẫn

- Viêc sáng tác, xuất bản, lưu hành còn nhiều trở ngại, khó khăn

-Thời gian, nghịch cảnh khiến thơ văn khó lưu giữ với thời gian

- Lập luận của tác giả:

+ Đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng xác đáng, lập luận thuyết phục, logic, cách so sánh và liên tưởng sinh động, thú vị.

+ Sử dụng câu hỏi tu từ


Câu 2

Nhằm mục đích sưu tầm thơ văn của tiền nhân tác giả đã: hết sức tìm tòi, tìm kiếm và hỏi han mọi nơi; khi thu thập được thì dụng công chọn lựa, sắp xếp, phân chia từng loại cụ thể, rõ ràng.


Câu 3

Động lực của tác giả:

+ Lòng say mê, niềm tự hào vì nền văn hiến lâu đời, phong phú và đa dạng của dân tộc.

+Vì sự trân trọng nên hết mình lưu truyền nền văn hóa cho các thế hệ sau học hỏi, nghiên cứu.


Câu 4 

Trước Trích diễm thi tập đã có Nguyễn Trãi khẳng định về độc lập và ý chí tự lực, tự cường dân tộc qua  Đại cáo bình Ngô:

                         "Như nước Đại Việt ta từ trước,

                          Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"


Luyện tập

Ngoài hai tác phẩm kể trên có thể điểm qua một số tác phẩm khác như:

- Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

- Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu)

- Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung)


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học ta thấy:

+ Nghệ thuật: Phương pháp lập luận chăt chẽ, cách lập luận thuyết phục, lỹ lẽ xác đáng của tác giả.

+ Nội dung: Bày tỏ niềm kiêu hãnh, tự hào về nền văn học đồ sộ của dân tộc. Tiếp đến là sự ngợi ca, thể hiện tấm lòng trân trọng, ý thức bảo vệ nền văn học lâu đời thể hiên qua Trích diễm thi tập.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác