logo

Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt (siêu ngắn)


Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Khái quát lịch sử tiếng Việt- TopLoigiai


Luyện tập

Câu 1 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):

+ Ví dụ minh họa hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:

không phận- vùng trời

đinh ninh- dặn dò

hồng nhan- má hồng

ái quốc- yêu nước

thiết giáp- bọc thép

+ Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo vị trí, thay đổi yếu tố:

thích phóng – phóng thích,

chính đại quang minh – quang minh chính đại,…

đại trượng phu- trượng phu

Câu 2 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):

Ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của Tiếng Việt:

+Là kiểu chữ không phức tạp mà đơn giản, dễ học, dễ nhớ, dễ thuộc

+Hình thức dễ viết nên giúp cho qua trình học và sử dụng dễ dàng

+Kết cấu của chữ cài này giúp việc ghép phần, tạo chữ đơn giản hơn

Câu 3 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):

Ví dụ cho ba cách đặt thuật ngữ đã học:

+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: am-pe, vôn, laser – la de (tia la de);, sin, cô-sin, cô-tang, véc-tơ, tan…

+ Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt: tâm, bán kính, bán dẫn, bán kính, phân giác, phản xạ, khúc xạ, quang tâm, tiêu cự, tham số, …

+ Đặt thuật ngữ thuần Việt trên cơ sở dịch ý hoặc sao phỏng: cạnh, đường chéo, đường tròn, góc…


Nhận xét - Ý nghĩa

Học sinh nắm được các nội dung về lịch sử phát triển của Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt đối với cuộc sống.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác