logo

Soạn bài: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên)- TopLoigiai


Bố cục: 

Phần 1 (từ đầu đến "… giữ nước vậy"): Trần Quốc Tuấn đáp lời khi vua hỏi về kế sách giữ nước.

Phần 2 (tiếp đến " …như vậy đấy"): Phẩm chất, khí tiết của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Phần 3 (tiếp đến "… khi mất như thế đấy"): Lời dạy bảo con của Quốc Tuấn trước khi mất.

Phần 4 (còn lại): Ông tiến cử hiền tài cho nước và vị trí lịch sử quan trọng của ông.


Đọc - Hiểu


Câu 1

Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước, ta thấy:

+ Về kế  sách: Sách lược giữ nước phải cụ thể, rõ ràng, trọn vẹn đồng thời phải có sự linh hoạt, có thể ứng biến nhanh chóng trước mọi tình huống.

+ Về con người: Thành công hay thất bại nằm ở chính khả năng và bản lĩnh của con người. Muốn đất nước phát triển bền vững cần có người lãnh đạo có khả năng nhìn ra trông rộng, biết dụng quân sao cho hiệu quả và sự đồng lòng của toàn thể nhân dân. Điều này đẩy lùi những khó khăn, vượt qua trở ngjai để giữ gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước.

→ Ông thông minh, sáng suốt trong việc xây dựng kế sách, sử dụng lực lượng và cũng hết lòng vì quần chúng nhân dân.


Câu 2

 Đem lời cha dặn ra hỏi hai người gia nô và hai người con, Trần Quốc Tuấn có những phản ứng khác nhau thể hiện ý nghĩa như sau:

+ Về cơ bản, cá nhân Trần Quốc Tuấn đã có cách nhận thức và đánh giá của riêng mình. Vì vậy hành động của ông thể hiện đây như một sự dò hỏi, thách đố để nhìn nhận tài năng và năng lực con người của gia nô và hai người con nhằm tìm ra người có tài, có đức.

+ Mỗi câu trả lời ông đều thể hiện những phản ứng riêng:

- Với Yết Kiêu và Dã Tượng ông tỏ lòng khen và cảm phục đến rơi nước mắt

- Với Hưng Vũ Vương ông không thể hiện qua lời nói nhưng cử chỉ dường như cũng tỏ ý bằng lòng

- Với Hưng Nhượng Vương thì ông bỗng nổi cơn thịnh nộ, giận giữ và quyết trừng trị

Qua đây, ta thấy Trần Quốc Tuấn là người có quan điểm rõ ràng, công tư phân minh, không vì tình riêng mà đưa ra quyết định sai trái, lệch lạc. Tích cực ngợi ca những ý kiến đóng góp tích cực, luôn suy nghĩ cho việc dân là minh chứng cho bậc trung quân tài giỏi.


Câu 3

- Những đặc điểm về nhân cách Trần Quốc Tuấn:

+ Là vị tướng tài năng, có tầm nhìn xa trông rộng thể hiện qua những chiến lược, kế sách và khả năng dùng người của ông.

+ Ông đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của bản thân.

+ Sống có nguyên tắc, lấy đức làm đầu, không lạm dụng chức quyền hay giữ mình làm tôi

- Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật:

+ Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ xã hội, đan xen và lồng ghép những tình huống mang tính dò hỏi, thử thách, thách đố nhằm bộc lộ tính cách nhân vật một cách cụ thể, rõ ràng.

+ Đặt Trần Quốc Tuấn trong nhiều mối quan hệ xã hội nhưng đều tập trung thể hiện rõ sự tài năng và đức độ của vị tướng quân. Với ông không chỉ có ngưỡng mộ mà còn có sự nể phục.


Câu 4

Về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích:

+ Cách kể chuyện theo tiến trình rất đặc biệt là sự đảo lộn của thời gian. Điều này tạo sự tò mò và thu hút hơn với người đọc

+ Chọn ngôi kể thứ ba để bộc lộ những cảm xúc, nhận xét, đánh giá của người viết thuyết phục người đọc.

=>Nghệ thuật kể chuyện giúp người đọc hứng thú, tiếp nhận được kiến thức.


Câu 5

- Ý A là sai

- Cả hai ý kiến B và C đều đúng.

- D là đáp án mở. Nên tùy theo lựa chọn mà cần có cách lý giải thuyết phục khác nhau.


Luyện tập


Câu 1

Tóm tắt

Trần Quốc Tuấn- con trai An Sinh Vương vốn tài giỏi và năng khiếu hơn người. Trước khi An Sinh Vương qua đời có dặn dò ông vì cha nhất định phải giành được thiên hạ. Trần Quốc Tuấn khắc sâu điều này nhưng ông luôn có suy nghĩ của riêng mình. Nhân lời dặn dò này, ông đem ra dò hỏi, thứ thách nô gia và hai người con. Khi nhận được câu trả lời ông đã bày tỏ những phản ứng khác nhau tuy nhiên ông quyết trừng trị Hưng Nhượng Vương vì dám cho rằng thừa cơ dành thiên hạ. Ông luôn “giữ tiết làm tôi”, tôn trọng và đức độ với tất cả mọi người. Trần Quốc Tuấn sống có nguyên tắc, công tư phân minh, không vì việc cá nhân mà quên việc nước, luôn đặt đất nước lên hàng đầu. Trân trọng và ngợi ca tài năng, đức độ của ông cũng như phần thưởng cho sự hy sinh, nhà vua phong ông làm Thượng quốc công. Tên tuổi của ông đã để lại tiếng tăm khiến người đời ngợi ca, ngưỡng mộ, còn nể phục vô cùng. Ông trực tiếp soạn sách Binh gia diệu yếu lược cho đất nước. Cuối đời, khi nằm trên giường bệnh ông vẫn không ngừng cống hiến, vẫn gượng hết sức mình giúp vua bày sách lược cứu nước, cứu đời.  Ngày 20, tháng 8, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, khi ấy ông được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh nắm được những nội dung sau:

1. Nội dung: Thể hiện sự tự hào, lòng ngưỡng mộ và nể phục Trần Quốc Tuấn.

2. Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, cuốn hút song cung cấp được các thông tin cần và đủ một cách cô đọng, logic, thuyết phục.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác