logo

Soạn bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối- TopLoigiai


I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)

Câu 1 (trang 124 sgk Văn 10 Tập 2):

a.

-Các điệp ngữ: nụ tầm xuân, cá mắc câu, chim vào lồng

-Việc điệp ngữ “nụ tầm xuân” có tác dụng tạo điểm nhấn, gây ấn tượng về sức sống, độ tươi trẻ, xuân thì của cô gái.

-Việc thay đổi hình ảnh “hoa, nụ” sẽ khiến ngữ nghĩa cũng như ngữ âm thay đổi và khiến nhịp điệu cũng thay đổi theo.

- “Nụ tầm xuân nở ra thành hoa” hàm ý chỉ người con gái xuân xanh nay đã xuất giá, là cô gái đã có chồng. Vì vậy không thể thay thế từ ngữ được.

-Lặp lại ngữ: cá mắc câu, chim vào lồng nhằm nhấn mạnh hoàn cảnh hiện tại của cô gái, không còn độc thân, đã là hoa có chủ đồng thời bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của nhân vật.

b. Viêc lặp từ ở đây không có mục đích của một phép điệp tu từ mà chỉ tạo tính đối xứng và tạo vần điệu, nhịp điệu cho câu thơ.

c. Định nghĩa về phép điệp

Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.

Câu 2 (trang 125 sgk Văn 10 Tập 2):

a, Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:

(1) Chị Hà nhảy đẹp, múa đẹp lại hát hay.

(2) Có bắp ngô nếp, bắp ngô tẻ, ngô ngọt và loại nào cũng ngon. (3)  Muốn sang thì bắc cầu kiều

                  Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

b, Ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp

(1)             Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
                 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
                 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
                 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
                         (Sau phút chia ly- Chinh phụ ngâm)

(2)             Mai sau,
                  Mai sau,
                  Mai sau...
                  Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
                                                               (Tre Việt Nam)
(3)
                           Bao giờ cho tới mùa thu
                       trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
                       bao giờ cho tới tháng năm
                       mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
                                  (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

c, Viết một đoạn vă có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Gợi ý đoạn văn mẫu:

Đừng lỡ hẹn với cúc họa mi cũng đừng ngại ngùng mà có hẹn đến với Hà Nội ngay mùa cúc họa mi. Cúc họa mi, những đóa chỉ bung tỏa một lần trong năm, chỉ là một khoảnh khắc nhỏ trong một năm dài đằng đẵng. Cái thời điểm nhạy cảm hiện tại, bạn có tin không, có những người chẳng dễ dàng gì để bỏ lại ưu phiền, mặc những âu lo mà đi chỉ để đi ngắm những bông cúc chưa nở hoặc mới chớm nở. Người ta vẫn nói cúc họa mi chính những người thiếu nữ dịu dàng trong làn gió thu. Mùa thu Hà Nội - nhẹ nhàng nhưng lại để lại cho người ta dư vị mang tên hoài niệm. Cúc họa mi - chẳng phải là một hương vị ngọt ngào mà người ta mong chờ nhất vào mỗi thu Hà Nội hay sao?


II. Luyện tập về phép đối

Câu 1 (trang 125 sgk Văn 10 Tập 2):

a, Ở ngữ liệu (1) và (2):

+ Hai vế câu có số tiếng ngang bằng nhau

+Sử dụng hai thanh đối nhau là thanh trắc và thanh bằng

+Hai về đều có danh từ

+Các từ tương đồng nhau về mặt ngữ nghĩa

b, Trong ngữ liệu (3) và (4):

+Hai vế câu có số tiến gngang bằng nhau

+ Sử dụng hai thanh đối nhau là thanh trắc và thanh bằng

+ Hai vế sử dụng các tính từ

+ Các từ tương đồng nhau về mặt ngữ nghĩa

c, Ví dụ về phép đối:

-Tú Xương
Trên ghế bà cầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cứ ngỏng đầu rồng

-Nguyễn Bỉnh Khiêm
                     Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
                     Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

- Truyền Kiều (Nguyễn Du):
                       Vầng trăng ai xẻ làm đôi
             Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

- Câu đối:
                       Lúc khó thì chẳng ai nhìn
              Đến khi đỗ trạng chín nghìn an hem

Câu 2 (trang 126 sgk Văn 10 Tập 2):

a,

-Phép đối trong tục ngữ nhằm tạo nhịp điệu, âm vần để dễ thuộc, dễ nhớ, dễ truyền miệng.

- Từ ngữ trong câu tục ngữ không thể thay thế vì các từ ngữ đều có mục đích và có sự chính xác, cố định.  

- Phép đối phải kết hợp đồng thời các biện pháp tu từ như gieo vần… để tăng hiệu quả.

b, Tục ngữ khá ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền vì âm điệu, vần điệu rất nhịp nhàng, cách diễn đạt vừa hài hước vừa cô đọng lại dễ nhớ, dễ thuộc và có tính truyền miệng cao.

Câu 3 (trang 126 sgk Văn 10 Tập 2):

a, Tìm mối kiểu đối một ví dụ:

- Đối thanh điệu: Ăn cây nào, rào cây đấy

- Đối từ loại: Chó treo, mèo đậy

- Đối ngữ nghĩa: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh nắm được kiến thức cơ bản về phép đối. Từ đó nhận biết trong văn bản và vận dụng hiệu quả.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads